Theo tuyên bố chung đưa ra tại Kuala Lumpur sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Liow Tiong Lai, Phó Thủ tướng Austraylia Warren Truss và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trung Quốc Dương Truyền Đường, ba nước nhất trí mở rộng khu vực tìm kiếm thêm 60.000km2 nếu cần thiết.
Như vậy, diện tích tìm kiếm trên Ấn Độ Dương đã được mở rộng tới 120.000km2, bao trùm toàn bộ khu vực có xác suất cao nhất theo phân tích của giới chuyên gia.
Xem thêm tại đây: Malaysia, Australia và Trung Quốc quyết tìm kiếm máy bay MH370
Trong số 325 học sinh của một trường trung học tại thành phố Ansan có mặt trên tàu, chỉ 75 em được cứu sống. Tổng số nạn nhân được xác định thiệt mạng trong vụ chìm phà là 304 người, trong đó 295 thi thể đã được tìm thấy và chín người vẫn mất tích tại thời điểm chiến dịch cứu hộ kết thúc.
Các gia đình nạn nhân đã yêu cầu chính phủ mở chiến dịch trục vớt phà Sewol, hiện nằm ở độ sâu 40m dưới đáy biển và Tổng thống Park Geun-hye đã đồng ý cho trục vớt chiếc phà "vào thời điểm sớm nhất."
Xem thêm tại đây: Tổng thống Hàn dự lễ tưởng niệm nạn nhân vụ chìm phà SEWOL
Buổi lễ được tổ chức tại nhà thờ lớn thành phố Cologne với sự tham dự của Tổng thống Đức Joachim Gauck, Thủ tướng Angela Merkel, Chủ tịch Hạ viện Nobert Lammert cùng đại diện Chính phủ Pháp, Tây Ban Nha và 500 người thân của các các nạn nhân.
Nhiều người dân thị trấn Haltern, nơi có 16 học sinh và hai giáo viên của trường trung học Joseph-Koenig thiệt mạng trong vụ tai nạn, cũng đã tới tham dự buổi lễ.
Xem thêm tại đây: Hé lộ nguyên nhân khiến cơ trưởng Airbus A320 rời buồng lái
Trong một thông báo, Điện Kremlin nêu rõ: "Sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm trung chuyển qua lãnh thổ Nga (kể cả bằng đường hàng không), vận chuyển từ lãnh thổ Nga vào Cộng hòa Hồi giáo Iran, cũng như chuyển giao cho nước này bên ngoài lãnh thổ Nga bằng tàu biển hoặc máy bay mang quốc kỳ Liên bang Nga các hệ thống tên lửa phòng không S-300."
Năm 2010, Nga đã hủy hợp đồng bán năm khẩu đội S-300 trị giá 800 triệu USD ký với Iran năm 2007 sau khi Liên hợp quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này.
Xem thêm tại đây: Iran muốn Nga chuyển giao hệ thống S-300 trước cuối năm nay
Hội nghị đã ra Tuyên bố cuối cùng đề cập tới 11 vấn đề nóng của thế giới, trong đó nhấn mạnh tới cuộc khủng hoảng Ukraine, vai trò của Nga... và vấn đề an ninh hàng hải.
Tuyên bố chung nêu rõ: "Nhóm G-7 nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk và các biện pháp trừng phạt quốc tế. Các biện pháp trừng phạt không tự chấm dứt, điều đó gắn liền với việc Nga tuân thủ hoàn toàn các thỏa thuận Minsk và tôn trọng chủ quyền của Ukraine."
Xem thêm tại đây: Nhóm G-7 đặt điều kiện dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga
Đây là cuộc đối thoại hàng năm lần thứ 13 của Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo nước Nga đã nhận được hơn 2 triệu câu hỏi của người dân gửi về từ khắp đất nước.
Các chủ đề mà người dân Nga quan tâm bao gồm lệnh cấm vận của phương Tây và cuộc khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại Nga. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại, trong đó trọng tâm là những căng thẳng giữa Nga với phương Tây xung quanh cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, cũng được người dân Nga chất vấn người đứng đầu đất nước.
Xem thêm tại đây: 4 nội dung chính buổi đối thoại của Tổng thống Putin với người dân
Ba nạn nhân bao gồm một cựu đại biểu Quốc hội, ông Oleg Kalashnikov thuộc đảng Các khu vực (vốn là đảng cầm quyền trở thành đối lập sau vụ đảo chính nhà nước tháng 2/2014); nhà báo tự do Sergey Sukhobok, nguyên sáng lập viên tờ báo điện tử Obkom.
Và đáng chú ý nhất là vụ giết hại nhà báo Oles Buzina, 45 tuổi, ông còn là nhà văn nổi tiếng, người dẫn chương trình truyền hình, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử.
Nếu trong vụ nhà báo Sukhobok, nguyên nhân cái chết của ông dường như chỉ thuần túy do mâu thuẫn sinh hoạt, thì hai vụ còn lại đều có điểm chung là hai nạn nhân có quan điểm chỉ trích đường lối của chính quyền Ukraine hiện nay.
Xem thêm tại đây: Ukraine: Ba vụ giết hại nhà báo và chính trị gia trong một ngày
Thông báo trên được bà Clinton đưa ra qua một đoạn băng video đăng tải trên trang web cá nhân hillaryclinton.com, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bất bình đẳng kinh tế ở Mỹ.
Xem thêm tại đây: Chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton sẽ tập trung vào kinh tế
Động thái trên diễn ra sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu ủng hộ và Hội đồng châu Âu nhất trí về đề xuất mới được công bố hồi tháng 1/2015 này.
Gói hỗ trợ tài chính vĩ mô mới trên là chương trình hỗ trợ thứ 3 kiểu này của EC cho Ukraine kể từ năm 2010.
Xem thêm tại đây: EU và Ukraine ký thỏa thuận liên kết về chương trình "Chân trời 2020"
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp cao tại các nền kinh tế phát triển và các quốc gia đang phát triển bước vào năm tăng trưởng chậm thứ năm liên tiếp, cũng như làm thế nào để thúc đẩy sản xuất và gia tăng nhu cầu tiêu thụ là những ưu tiên nghị sự chính của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tại hội nghị ở Washington (Mỹ) này.
Trong báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới mới công bố, IMF dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải và chỉ đạt nhịp độ tăng 3,5% trong năm nay.
Xem thêm tại đây: Những chủ đề "nóng" tại Hội nghị mùa Xuân của WB và IMF