Những vấn đề nhức nhối trước thềm các cuộc bầu cử ở Mỹ

Trước thềm các cuộc bầu cử ở Mỹ, các tài khoản cá nhân giả mạo đã được lập ra để đăng tải các bài báo, bức thư, ý kiến trên cả truyền thông của Mỹ và Israel.
Những vấn đề nhức nhối trước thềm các cuộc bầu cử ở Mỹ ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc vận động bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Fort Wayne, Indiana ngày 5/11/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trang mạng ft.com đưa tin theo một báo cáo mới nhất được công bố ngày 28/5, các chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ đã bị giả mạo và nhiều bài báo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống là một phần của chiến dịch thông tin giả ủng hộ Iran, khiến cho Twitter và Facebook phải gỡ một số tài khoản.

FireEye - công ty an ninh mạng đã phát hiện ra chiến dịch thông tin giả này - cho biết chiến dịch phát tán tin giả ủng hộ Iran đã sử dụng những chiến lược mới, ảnh hưởng đến cả hai trang mạng xã hội truyền thống là Twitter và Facebook.

Trong chiến dịch này, các tài khoản cá nhân giả mạo đã được lập ra để đăng tải các bài báo, bức thư, ý kiến trên cả truyền thông của Mỹ và Israel, trong đó có trang mạng Thời báo Israel và Thời báo Los Angeles (Mỹ).

[Facebook, Twitter đóng cửa hàng loạt tài khoản liên quan đến Iran]

FireEye cũng phát hiện ra rằng nhiều tài khoản trên Twitter đã giả mạo một số ứng cử viên đảng Cộng hòa như Marla Livengood tại California và Jineea Butler tại New York.

Lee Fosster - chuyên gia cấp cao về phân tích điều hành thông tin của cơ quan tình báo FireEye - nói: “Những gì mà chúng ta đang chứng kiến là một sự kết hợp của chiến lược và công nghệ khác nhau - trực tuyến và không trực tuyến.”

Công ty an ninh mạng này cho biết nội dung của chiến dịch tập trung vào việc ủng hộ thỏa thuận hạt nhân của Iran, phản đối Saudi Arabia, phản đối Israel và ủng hộ người Palestine.

Ngoài ra, một số nội dung khác phản đối quyết định của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách tổ chức khủng bố.

Các công ty truyền thông xã hội đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đảm nhiệm tốt hơn vai trò phát hiện và gỡ bỏ việc lan truyền thông tin giả trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020, đặc biệt sau khi có nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 thông qua việc sử dụng Twitter và Facebook.

Một người phát ngôn của Twitter cho biết trang mạng mạng xã hội này đã gỡ 2.800 tài khoản giả có nguồn gốc từ Iran hồi đầu tháng 5/2019, tuy nhiên cuộc điều tra về vấn đề này vẫn đang được tiến hành và kết quả chỉ có thể được công bố sau khi cuộc điều tra đã hoàn tất.

Người phát ngôn này cho biết FireEye không chia sẻ báo cáo của cơ quan này và đang rà soát kỹ lưỡng trước khi công khai Facebook cũng cho biết trang mạng xã hội này đã dỡ bỏ khoảng 100 tài khoản, trang và các nhóm trên Facebook bắt nguồn từ Iran, sau khi nhận được cảnh báo từ FireEye.

Theo FireEye, một vài tài khoản mạng xã hội tự xưng là nhà báo và đã tiến hành phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng trong xã hội Mỹ và Anh, trong đó có một cuộc trao đổi trên đài phát thanh vô danh và với một cựu quan chức chính phủ Mỹ.

Báo cáo không tiết lộ cụ thể rằng liệu những cá nhân đứng sau các tài khoản đó đến từ Iran hay chính phủ nước này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.