Ông Kim Jong Un giám sát thử tên lửa đủ sức tấn công tàu chiến

Tên lửa mới của nước này là "một biện pháp tấn công mạnh mẽ nhằm vào một nhóm các tàu chiến của kẻ thù có ý định tiến hành các cuộc tấn công quân sự" đối với Triều Tiên.
Ông Kim Jong Un giám sát thử tên lửa đủ sức tấn công tàu chiến ảnh 1Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ảnh trên và dưới, bên phải) theo dõi vụ phóng tên lửa Hwasong-12 ở Pukchang, tỉnh Nam Pyongan ngày 21/5. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Reuters đưa tin ngày 9/6, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng thử các loại tên lửa hành trình chống hạm mới được phát triển.

KCNA cho biết tên lửa mới của nước này là "một biện pháp tấn công mạnh mẽ nhằm vào một nhóm các tàu chiến của kẻ thù có ý định tiến hành các cuộc tấn công quân sự" đối với Triều Tiên.

Trước đó, hôm 8/6, quân đội Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng đã phóng một vài tên lửa đất đối hạm ra bờ biển phía Đông Triều Tiên.

[Triều Tiên có thể vươn tới Mỹ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa]

Trong khi đó, theo tờ New York Times, chỉ vài ngày sau khi một đội tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản rời khỏi vùng biển giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, nơi những tàu này được triển khai để phô trương sức mạnh trước Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã thử các tên lửa được thiết kế nhằm tấn công những con tàu kiểu này như vậy.

Các nhà phân tích cho rằng vụ phóng dường như là các tên lửa hành trình đất đối hạm vào sáng 8/6 nhằm mục đích chứng minh rằng Triều Tiên có thể đẩy lùi các lực lượng tiến hành tấn công trên bán đảo Triều Tiên.

Nhà nghiên cứu cấp cao Yang Uk thuộc Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Hàn Quốc cho rằng: "Nếu Mỹ muốn tấn công phủ đầu Triều Tiên, nước này sẽ dùng máy bay và các tàu. Và trong một loạt các vụ thử vừa qua, Triều Tiên cho thấy họ có thể răn đe những vụ tấn công này."

Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cho rằng Triều Tiên đã cố tình tránh thử các tên lửa đặc biệt trên khi các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản ở gần.

Ông Narushige Michishita, Giám đốc Chương trình nghiên cứu An ninh và Quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc gia sau đại học tại Tokyo, nói: "Thời điểm (của vụ phóng) là đáng quan tâm vì những tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản đã rời đi. Theo một cách nào đó, điều này không quá khiêu khích."

Tuy nhiên, ông Michishita cho rằng các vụ thử đã chỉ ra Triều Tiên đang theo đuổi một chương trình chiến lược nhằm chứng minh khả năng của nước này không chỉ nhắm đến các mục tiêu ở xa, mà còn để ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào Bình Nhưỡng.

Ông Michishita cho hay: "Họ có chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng và họ đa phát triển điều này. Họ không ngốc nghếch. Bạn không để đánh giá thấp họ"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.