Phản ứng của các nước về đạo luật an ninh mới của Nhật Bản

Ngày 19/9, Mỹ và Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới được thông qua sáng cùng ngày của Nhật nhằm mở rộng vai trò của quân đội nước này ở nước ngoài.
Phản ứng của các nước về đạo luật an ninh mới của Nhật Bản ảnh 1Toàn cảnh phiên họp của Thượng viện Nhật Bản ở Tokyo ngày 19/9. (Ảnh: Reuter/TTXVN)

Ngày 19/9, Mỹ và Anh đã hoan nghênh đạo luật an ninh mới được thông qua sáng cùng ngày của Nhật Bản nhằm mở rộng vai trò của quân đội nước này ở nước ngoài.

Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc lại bày tỏ thái độ thận trọng về sự thay đổi quan trọng này trong chính sách thời hậu chiến của Tokyo.

Trong tuyên bố được đưa ra tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực tiếp diễn của Nhật Bản nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh và đóng vai trò chủ động hơn trong các hoạt động an ninh khu vực lẫn quốc tế."

Trong khi đó, Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCO) dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Anh: "Tôi chúc mừng việc Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật trên, theo đó cho phép Tokyo đóng vai trò lớn hơn trong (việc duy trì) an ninh và hòa bình quốc tế."

Tuy nhiên, trong tuyên bố được đưa ra cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh đạo luật này là "một động thái chưa từng có của Nhật Bản kể từ thời hậu chiến trong lĩnh vực an ninh và quân sự."

Ông Hồng Lỗi nêu rõ: "Gần đây, việc tăng cường sức mạnh quân sự cùng sự thay đổi lớn về các chính sách quân sự và an ninh của Nhật Bản đã khiến cộng đồng quốc tế hoài nghi rằng Tokyo sẽ từ bỏ chính sách phòng thủ và đi trệch hướng khỏi lộ trình hòa bình mà nước này theo đuổi sau Chiến tranh Thế giới thứ hai."

Còn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã hối thúc Nhật Bản duy trì tinh thần của bản Hiến pháp chủ trương hòa bình khi Tokyo thực thi các chính sách quốc phòng mới theo đạo luật an ninh trên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.