Phát hiện được cơ chế gây bệnh hô hấp ở trẻ em

Các nhà khoa học xác định cơ chế gây ra một trong những sự lây nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất ở trẻ em là các bệnh về đường hô hấp.
Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas vừa xác định được cơ chế gây ra mộttrong những sự lây nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất ở trẻ em, đó là các bệnh vềđường hô hấp.

Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí American Journal ofRespiratory and Critical Care Medicine số ra tháng 3.

Bằng việc phân tích các mẫu máu thu được từ các trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnhhô hấp và các dữ liệu từ các thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học xác địnhđược rằng loại virus hợp bào hô hấp (RSV) đã cản trở khả năng của các tế bàođường hô hấp trong việc sản xuất ra các enzymes giúp kiểm soát các phân tử dễ bịảnh hưởng (các loại oxy phản ứng).

RSV cản trở quá trình trên bằng cách ngăn cản sự kích họat của một loạiprotein đơn lẻ có vai trò đối với sự họat động của các loại enzymes khử độc. Cácoxy phản ứng sau đó tích lũy, gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễmở các tế bào đường hô hấp chưa bị ảnh hưởng.

Tiến sỹ Antonella Casola nói rằng vai trò của căng thẳng oxy hóa đã được đềcập trong các nghiên cứu trước đó, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liênhệ giữa viêm nhiễm phổi với sự lây nhiễm virus.

Trước đây, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Sức khỏe quốc gia Do Thái ởDenver cũng đã phát hiện thấy một hợp chất lipid POPG có tự nhiên trong niêmdịch các phế nang của phổi người. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng củaPOPG trên tế bào phổi người và chuột bị nhiễm RSV.

Kết quả cho thấy những tế bào được bảo vệ bởi POPG trước khi tiếp xúc vớivirus thì ít bị nhiễm hơn, các tế bào bị viêm cũng ít xâm nhập vào phổi hơn.Phát hiện này cũng có thể mở ra hướng mới trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễmRSV.

Virus hợp bào hô hấp là một loại ẩn náu và chờ cơ hội tấn công trở lại giốngnhư virus HIV và virus gây ra bệnh gan. Virus hợp bào hô hấp khá phổ biến, hầuhết trẻ bị nhiễm bệnh trong năm đầu tiên. Khoảng 40% trẻ phát triển bệnh viêmtiểu phế quản có thể trở lại và hơn 1/3 có thể phát triển bệnh hen suyễn./.

Khắc Hiếu (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục