Phát kiến sáng tạo và phát triển bền vững: Cần đi từ gốc tới ngọn

Phát triển bền vững hiện nay không chỉ là duy trì cho doanh nghiệp phát triển và giữ vị thế trên thị trường, mà còn mang yếu tố đóng góp vào con người, cải thiện những vấn đề toàn cầu.

Theo các chuyên gia, phát triển bền vững và phát kiến sáng tạo trong bối cảnh ngày nay không còn là những đề mục nhỏ hiện diện trong nghị trình họp hội đồng quản trị mà cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, đi từ gốc tới ngọn…

SCMP - Chuỗi sự kiện về chủ đề phát triển bền vững vừa diễn ra vào cuối tháng 8 với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành từ các tập đoàn đa quốc gia.  Những chủ đề về phát kiến và văn hóa bền vững hay những bài học mà đại dịch COVID-19 mang lại đã được bàn thảo với góc nhìn mới mẻ nhằm sớm tìm ra giải pháp cho Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc.

Ông Tommaso Di Giovanni,  Phó Giám đốc Truyền thông Toàn cầu tại tập đoàn Philip Morris International (PMI) cho rằng thông thường, phát triển bền vững gắn liền với hệ thống các yếu tố 3P: Profit-Planet-People (Lợi nhuận-Hành tinh-Con người). “Đối với chúng tôi, phát triển bền vững cũng bắt đầu từ nghĩa vụ chăm sóc nông dân, bảo vệ nhân viên và giảm thiểu lượng cacbon thải ra bên cạnh những khía cạnh khác mà chúng tôi luôn thực hiện một cách rất nghiêm túc,” ông Tommaso cho biết.

Ông Tommaso Di Giovanni cho rằng phát triển bền vững cần đi từ gốc tới ngọn (Ảnh: ST)

Tuy nhiên, cũng theo ông, điều khác biệt là PMI hiểu rõ rằng, tác động tích cực to lớn nhất, và sự đóng góp có ý nghĩa nhất mà công ty có thể mang lại cho xã hội chính là giải quyết những vấn đề từ chính sản phẩm của họ - các sản phẩm thuốc lá.

Theo ông, mục tiêu này được đặt ở vị trí cao nhất trong tất cả mục tiêu ưu tiên về phát triển bền vững của PMI. “Ngày nay, khoa học và đổi mới công nghệ được đặt ở trung tâm làm nên sự phát triển bền vững của PMI, một chiến lược phát triển bền vững đi từ gốc tới ngọn,” ông Tommaso nhấn mạnh.

Được biết, yếu tố gốc rễ mà vị đại diện PMI đề cập, là chiến lược hướng đến tương lai không khói thuốc được đặt ra trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Đây là trọng tâm then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của PMI, với 98% nguồn lực của công ty được đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và 71% cho hoạt động thương mại hóa các sản phẩm không khói (số liệu 2019).

PMI cũng cho rằng với sự khuyến khích phù hợp từ luật pháp và sự hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng, việc kinh doanh thuốc lá điếu có thể chấm dứt trong vòng từ 10 đến 15 năm tới ở nhiều quốc gia.

[Ngăn ngừa hệ lụy của thuốc lá thế hệ mới với giới trẻ Việt Nam]

Yếu tố ngọn là việc đổi mới phương thức kinh doanh đặt nhu cầu sức khỏe của khách hàng làm trọng tâm. Theo đó, việc phát triển các sản phẩm không khói của PMI đều trải qua quy trình 5 bước giống như ngành dược phẩm: phát triển nền tảng sản phẩm; đánh giá độc tính qua các nghiên cứu tiền lâm sàng; đánh giá sự phơi nhiễm và nguy cơ qua nghiên cứu lâm sàng; đánh giá nhận thức và hành vi; nghiên cứu và giám sát sau khi sản phẩm ra thị trường và đánh giá dài hạn.

PMI tuân theo các nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế như Thực hành tốt Phòng thí nghiệm, thực hành tốt Nghiên cứu Lâm sàng, thực hành tốt Nghiên cứu Dịch tễ học và gần đây nhất là sự chấp thuận của FDA cho cả 2 quy trình PTMA và MRTP. Cụ thể vào ngày 7/7/2020 vừa qua, FDA công bố thuốc lá làm nóng của PMI được kinh doanh tại Mỹ như là Sản phẩm Thuốc lá Điều chỉnh Nguy cơ - Giảm thiểu sự phơi nhiễm của cơ thể người dùng với các chất gây hại hoặc có tiềm năng gây hại có trong khói của thuốc lá điếu.

Trong chiến lược không khói, PMI đầu tư 98% nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (Ảnh: ST)

PMI cũng đạt được nhiều kết quả khả quan trong nỗ lực cải thiện hàm lượng chất thải phát ra trong quá trình sản xuất, bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty như giảm thiểu hoàn toàn 42% lượng khí CO2 theo mục tiêu đề ra so với chỉ số liệu của năm 2010; đạt 72% điện năng được mua và sử dụng tại các nhà máy của PMI đến từ các nguồn năng lượng tái tạo.

PMI đã cam kết sẽ đạt được sự trung hòa khí cacbon trong các hệ thống vận hành trực thuộc công ty vào năm 2030 và trên toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty vào năm 2050.

“Tuy vậy, chỉ riêng cá nhân chúng tôi vẫn không thể đạt đến mục tiêu sau cùng, mà các bên hữu quan khác cũng cần thực hiện vai trò của họ. Nhưng có một điều chắc chắn, đó là chúng tôi đang đi đúng hướng,” ông Tommaso chia sẻ.

Phát triển bền vững hiện nay không còn là làm sao để duy trì cho doanh nghiệp phát triển và giữ vị thế trên thị trường, mà còn mang yếu tố đóng góp vào con người, đóng góp vào việc cải thiện những vấn đề ách tắc toàn cầu như CO2, bình đẳng giới, ô nhiễm không khí, các tác động xấu lên sức khỏe cộng đồng.

Với chiến lược phát triển bền vững một cách toàn diện, chuyên sâu, PMI đã góp phần đem lại sự thay đổi diện mạo của ngành, cũng như dần thay đổi một cái nhìn tích cực hơn đối với ngành thuốc lá khi thuốc lá điếu đốt cháy dần được loại bỏ trong cộng đồng./.     

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục