[Photo] Hậu cần thời chiến: Những hiện vật lịch sử vô giá

Những hiện vật quý báu đã tái hiện một cách sinh động về công tác hậu cần, một trong những yếu tố không thể thiếu làm nên chiến thắng của dân tộc.
Chiếc xe vận tải CA-10 chở bộ đội đặc công trong đội hình mũi thọc sâu tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Chiếc xe vận tải CA-10 được bảo tồn gần như nguyên trạng. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Xe moto Kawasaki, tiểu đoàn 671, trung đoàn 53, chiến trường Tây Nguyên. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Xe dùng để khai thác, thu mua lương thực phục vụ bộ đội trong chiến dịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Xe đạp thồ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Công Trần. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Xe đạp thồ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Công Trần. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Một số trang bị, đồ dùng cá nhân gắn liền với các chiến sỹ như khăn rằn, đèn pin. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Ca nước, cạp lồng nhôm - những vật bất ly thân của mỗi chiến sỹ quân Giải phóng. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Những dòng lưu bút hay chú thích thường được viết ra trên các dụng cụ bằng vải. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Bộ dụng cụ tiểu phẫu, vật bất ly thân của các cán bộ quân y. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Thời gian chỉ làm sờn đi lớp vải của bộ quân trang, nhưng câu chuyện đằng sau nó không bao giờ cũ. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Các vật dụng quen thuộc như gậy Trường Sơn, hũ gạo, xô gánh nước hay ba lô gạch. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Áo giáp sắt. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Chiếc bi đông nước thủng lỗ chỗ như muốn nói lên sự khốc liệt của cuộc chiến. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Chiếc đài cát sét cũ. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Chiếc máy ảnh của đoàn công tác 125A-Tổng cục hậu cần, dùng khi đi khảo sát, đảm bảo hậu cần cho chiến trường B2. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Chiếc máy vô tuyến điện. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục