[Photo] Khô mặn khốc liệt, người dân miền Tây đào giếng vét nước ngầm
Nằm lọt thỏm giữa biển nước với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhưng toàn nước mặn, không thể sử dụng nên người dân đành phải đào giếng cạn vét nước ngầm.
Hùng Võ
Để cứu khát, người dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đang phải đào giếng vét nước ngầm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Không chỉ cứu khát cho người, hàng nghìn hộ gia đình ở huyện Ba Tri còn phải mua nước cho bò. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Kể cả nguồn nước ở tầng nông có khả năng bị nhiễm tạp chất cao cũng được người dân tận dụng khai thác. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nằm lọt thỏm giữa biển nước với hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng toàn nước mặn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Người dân một số khu vực ở tỉnh Bến Tre đang phải mua từng khối nước ngọt với giá lên đến 280.000 đồng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Người dân miền Tây đang đối diện với cơn sốt nước sinh hoạt đắt đỏ chưa từng thấy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mạch nước ngầm vừa được người dân đào thấy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tận dùng nguồn nước giếng khai thác được, một số hộ dân còn đem bán cho người dân trong vùng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại một số khu vực của tỉnh Kiên Giang, người dân cũng đang phải mua từng khối nước với giá cao. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Người dân hút nước đem đi bán. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Người dân miền Tây xây những những chiếc lu để dự trữ nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nước từ giếng cạn được hút lên sau một ngày tích nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Để cứu khát cho bò, một số hộ dân phải mua nước ngọt về pha nước mặn cho bò uống. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chưa có dấu hiệu cải thiện trong một hai tháng tới, và tháng Tư là tháng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết để nâng hiệu quả quản lý 8 lĩnh vực chuyên ngành cần phải rà soát toàn bộ hệ thống chính sách có liên quan, nếu thấy sai, chưa phù hợp thì phải sửa đổi.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino kéo dài và động thái giữ nước từ các nước thượng nguồn sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long đã phải hứng chịu đợt khô-mặn khốc liệt nhất trong vòng 100 năm qua.
Trước tình cảnh phải “sống chung với mặn,” trong khi nước ngọt giá bán đắt đỏ, người dân không còn cách nào khác là phải đào những cái giếng cỡ lớn để vét nước ngầm, với nguy cơ bị nhiễm tạp chất cao.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino kéo dài và động thái giữ nước của các nước thượng nguồn sông Mekong, làm giảm lượng nước đổ về hạ du đã khiến "vùng lúa của cả nước" bị khô cháy.