[Photo] Náo nức Lễ hội giã cốm đón Trăng của người Tày Tuyên Quang
Cứ vào tháng 9 âm lịch hàng năm, Lễ hội giã cốm của người Tày ở vùng cao Côn Lôn lại thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến để hòa mình vào không khí náo nức, nhộn nhịp của lễ hội.
Lựa chọn lúa để làm cốm. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Lựa chọn những bông lúa nếp cái hoa vàng đảm bảo nhất để làm cốm.(Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Những khóm lúa được chia nhỏ và đặt lên những vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò được lật đi, lật lại liên tục đảm bảo cho hạt lúa nếp được chín đều. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Để cho cốm không bị dính và không bết, hạt lúa phải để thật nguội sau đó mới đem cho vào cối giã. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Sàng sảy để cho hạt cốm sạch và xanh. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Liên hoan là dịp để góp phần tôn vinh nghệ nhân, phát huy giá trị của di sản nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái trong đời sống đương đại.
Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Nhiều tour, hoạt động du lịch trải nghiệm cũng sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian diễn ra liên hoan, tạo điều kiện cho du khách khám phá cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì…
Tết cơm mới không chỉ hàm chứa giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống của các tộc người ở Lào Cai.
Khắp không gian thơm nức mùi lúa nếp nướng trên lò, tiếng giã cốm thậm thịch, sàng sảy tất bật và tiếng nói cười rôm rả của bà con mang lại một bầu không khí nhộn nhịp cuốn hút của Lễ hội giã cốm.