Vốn là một kỹ sư xây dựng, anh Tự sử dụng nhiều chất liệu như gốm, gỗ lũa, xi măng hay thậm chí là cả những phế liệu kết hợp với nguồn sáng để tạo ra những tác phẩm độc đáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vốn là một kỹ sư xây dựng, anh Tự sử dụng nhiều chất liệu như gốm, gỗ lũa, xi măng hay thậm chí là cả những phế liệu kết hợp với nguồn sáng để tạo ra những tác phẩm độc đáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh tự gọi đó là nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Khi ánh sáng rọi vào vật chủ, phần bóng tối trên bức tường là hình hài mà tác giả muốn truyền tải. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh tự gọi đó là nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Khi ánh sáng rọi vào vật chủ, phần bóng tối trên bức tường là hình hài mà tác giả muốn truyền tải. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người ta khó nhận ra một tác phẩm gỗ lũa kỳ dị trước mắt thể hiện điều gì. Khi soi ánh sáng vào mới thấy được kết quả cuối cùng về hình hài của cái bóng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người ta khó nhận ra một tác phẩm gỗ lũa kỳ dị trước mắt thể hiện điều gì. Khi soi ánh sáng vào mới thấy được kết quả cuối cùng về hình hài của cái bóng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nếu như nghệ thuật điêu khắc chủ về hình khối, đường nét và thông điệp thì cách mà Bùi Văn Tự sáng tạo không chỉ có vậy. Anh phải tính toán kỹ lưỡng về những lằn ranh, lỗ thủng, khoảng trống… để tác phẩm trước mắt đạt yêu cầu nghệ thuật. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nếu như nghệ thuật điêu khắc chủ về hình khối, đường nét và thông điệp thì cách mà Bùi Văn Tự sáng tạo không chỉ có vậy. Anh phải tính toán kỹ lưỡng về những lằn ranh, lỗ thủng, khoảng trống… để tác phẩm trước mắt đạt yêu cầu nghệ thuật. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Để sáng tạo ra một tác phẩm, anh Tự cho rằng ba thành tố: Thân - tâm - tuệ, tương ứng với ba công đoạn, cũng là ba kỹ thuật khác nhau. Đó là chế tác với ý tưởng và thiết kế sơ bộ, tìm kiếm nguồn cảm hứng để chuyển tải sự rung động tạo nên linh hồn cho tác phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Để sáng tạo ra một tác phẩm, anh Tự cho rằng ba thành tố: Thân - tâm - tuệ, tương ứng với ba công đoạn, cũng là ba kỹ thuật khác nhau. Đó là chế tác với ý tưởng và thiết kế sơ bộ, tìm kiếm nguồn cảm hứng để chuyển tải sự rung động tạo nên linh hồn cho tác phẩm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong mỗi tác phẩm đều mang cho mình những câu chuyện ý nghĩa riêng. Phần hình thể hiện câu chuyện đó còn phần ‘linh hồn’ chính là ý nghĩa ẩn dụ, là phần bóng phản chiếu lên nền bức tranh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong mỗi tác phẩm đều mang cho mình những câu chuyện ý nghĩa riêng. Phần hình thể hiện câu chuyện đó còn phần ‘linh hồn’ chính là ý nghĩa ẩn dụ, là phần bóng phản chiếu lên nền bức tranh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các tác phẩm của anh được sáng tác trên một số chủ đề như những hình ảnh về đức Phật, câu chuyện về người mẹ, chân dung danh nhân, nghệ sỹ,… (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các tác phẩm của anh được sáng tác trên một số chủ đề như những hình ảnh về đức Phật, câu chuyện về người mẹ, chân dung danh nhân, nghệ sỹ,… (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là tác phẩm ‘Ánh sáng giác ngộ’ được khắc trên gỗ lũa kết hợp giữa điêu khắc truyền thống và nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là tác phẩm ‘Ánh sáng giác ngộ’ được khắc trên gỗ lũa kết hợp giữa điêu khắc truyền thống và nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hay bức tranh về Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn hiện lên khi ánh sáng chiếu vào phần gỗ bên dưới, phần gỗ điêu khắc có ý niệm tái hiện trận đánh trên sông Bạch Đằng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hay bức tranh về Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn hiện lên khi ánh sáng chiếu vào phần gỗ bên dưới, phần gỗ điêu khắc có ý niệm tái hiện trận đánh trên sông Bạch Đằng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tác phẩm chân dung người đi tìm hình của nước-Hồ Chủ tịch vĩ đại và người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam-Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tác phẩm chân dung người đi tìm hình của nước-Hồ Chủ tịch vĩ đại và người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam-Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh Tự còn có tác phẩm chân dung các nhà bác học từ các phế liệu. Trong ảnh là chân dung nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ - Acsimet. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh Tự còn có tác phẩm chân dung các nhà bác học từ các phế liệu. Trong ảnh là chân dung nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ - Acsimet. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tác giả sử dụng những phát minh của Edison như bóng đèn sợi đốt, máy hát đĩa quay để làm phần vật thể phía trước. Bức chân dung của nhà bác học Edison sẽ hiện ra khi ánh sáng chiếu vào các phát minh của ông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tác giả sử dụng những phát minh của Edison như bóng đèn sợi đốt, máy hát đĩa quay để làm phần vật thể phía trước. Bức chân dung của nhà bác học Edison sẽ hiện ra khi ánh sáng chiếu vào các phát minh của ông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

[Photo] Những 'bức tranh' độc đáo từ... ánh sáng của chàng trai 9x

Sau nhiều năm tự tìm tòi, sáng tạo, anh Bùi Văn Tự ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã tạo ra những bức tranh độc đáo từ ánh sáng chiếu lên vật thể.