[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế"

Hàng chục nghìn tấm gương thương binh ở mọi miền đất nước lao động cần cù, ý thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòi hỏi, trông chờ vào Đảng, Nhà nước.
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 1Một hộ thương binh được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre, chăn nuôi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 2Phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, với tinh thần thương binh tàn nhưng không phế, thương binh hạng 2/4 Hà Quý Phiến (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là người luôn vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, thể dục thể thao. Ông Phiến là một trong những vận động viên xuất sắc của thể thao Người khuyết tật Việt Nam, dành được nhiều huy chương trong nước và khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 3Thương binh 4/4 Trần Quốc Bình, ở xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước là người thành công trong phát triển kinh tế gia đình bằng nghề nuôi ong và truyền nghề cho nhiều cựu chiến binh khó khăn trong huyện. (Ảnh: Hoàng Tuấn/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 4Suốt 30 năm qua, cựu chiến binh Dương Văn Dư, 96 tuổi, tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) vẫn âm thầm, lặng lẽ với công việc trông coi nghĩa trang liệt sỹ huyện Sơn Dương. Ông là tấm gương để người dân và thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục thực hiện tốt công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 5Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2019), thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Đoàn viên, thanh niên tỉnh Hưng Yên thăm hỏi gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Bằng tại xã Chí Tân, huyện Khoái Châu (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 6Mang trên mình những vết thương với thương tật 81%, cựu chiến binh Lưu Đức Vinh (sinh năm 1956) ở thôn Đam Khê Ngoài, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, vẫn nhiệt tình và tiên phong trong việc đưa nguồn nước sạch về cho người dân địa phương. Năm 2009, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vay được vốn, ông Vinh quyết định xây dựng Trạm cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn xã Ninh Hải, thuộc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Phú Vinh. Những đóng góp tích cực của ông đã được chính quyền địa phương và người dân ghi nhận và biểu dương. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 7Thương binh hạng 4/4 Phùng Mạnh Thực (sinh năm 1947), xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai - là công dân Thủ đô ưu tú được tôn vinh tại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2014) với việc vận động gia đình tình nguyện 3 lần hiến đất làm đường với tổng số hơn 1.000m2 đất. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 8Các đại biểu thiếu nhi về dự Đại hội thiếu niên toàn quốc làm tốt công tác Trần Quốc Toản đến thăm cơ sở sản xuất nan hoa xe cải tiến của các thương binh hỏng mắt tại Hà Nội (1978). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 9Nhân viên Trung tâm điều dưỡng Người có công quản lý tỉnh Thanh Hóa nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng thường xuyên cho hơn 200 đối tượng là thương binh, bệnh binh tâm thần mãn tính, thương bệnh binh nặng có vết thương và bệnh lý tổng hợp, cán bộ tiền khởi nghĩa, thân nhân liệt sỹ già cả cô đơn, con liệt sỹ bị tàn tật, người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 10Cựu chiến binh chiến trường miền Đông Nam bộ, thương binh hạng 2/4 Nguyễn Minh Tâm, ở ấp 4, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp, nhiều năm liên tục được Hội Cựu chiến binh huyện và Thành phố tuyên dương là tấm gương điển hình cựu chiến binh làm kinh tế giỏi. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 11 Ông Đặng Ngọc Toàn (sinh năm 1948), ở xóm Chợ Dầu, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là tấm gương tiêu biểu của người lính trong thời bình luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ thương binh tàn nhưng không phế. Ông vừa phát triển sản xuất, vừa dạy nghề cơ khí miễn phí cho hàng trăm lao động tại địa phương, trong đó có 2/3 là con em thương binh. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 12 Hơn 6 năm qua, hai lần mỗi ngày, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Đức (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) lại cần mẫn vớt rác trên dòng kênh Chiến Lược. Việc làm kiên trì, của người thương binh ấy không chỉ làm sống lại một con kênh chết mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 13 Đoàn viên, thanh niên huyện Yên Mô (Ninh Bình) thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Yên Mô. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 14Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các đại biểu tại gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2019) . (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 15 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hỏi, tặng quà ông Phan Văn Đu, thương binh hạng 1/4 tại ấp Bình Thượng 1, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (24/7/2019). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 16Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thương binh nặng tiêu biểu tham dự buổi Gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019 nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2019). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 17Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trao bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình 2 liệt sỹ Trần Văn Cứ, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A và liệt sĩ Đặng Thanh Bình, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành (25/7/2019). (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 18Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các gia đình liệt sỹ tại Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình các liệt sỹ (22/7/2019). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 19 Thương binh hạng 4/4 Nguyễn Tiến Định, xã Nghi Phú, thành phố Vinh (Nghệ An) với ý chí của Bộ đội cụ Hồ đã vươn lên phát triển kinh tế, trở thành doanh nghiệp đầu tiên sản xuất sản phẩm ke chống bão ở Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 20Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện thân mật với các thương binh tại trường thương binh hỏng mắt ở Hà Nội (11/2/1956). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 21Thương binh hạng 2/4 Trần Văn Lưu, thôn Tiền Giang, xã Nam Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) mở xưởng mộc dân dụng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 20 lao động là con các gia đình thương binh, liệt sỹ. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
[Photo] Những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế" ảnh 22Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục