[Photo] Triển vọng phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Hòa Bình
So với các mô hình phát triển kinh tế khác, nghề nuôi ong lấy mật không đòi hỏi nhiều nhân công, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro và đem lại thu nhập ổn định với giá bán từ 180.000-200.000 đồng/lít.
Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi và diện tích đất rừng chiếm trên 80%, nhiều hộ dân xã Độc Lập (phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã áp dụng mô hình nuôi ong lấy mật để nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Trong ảnh: Mùa tháng Ba, tháng Tư người dân xã Độc Lập khai thác mật ong hoa nhãn khi hoa nhãn nở rộ trong xã. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Người nuôi ong sẽ phải để ý đến nguồn thức ăn của ong, di chuyển đàn ong đến các vùng nguyên liệu có nhiều hoa để ong hút mật. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của ong. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trên địa bàn xã hiện có nhiều hộ phát triển mô hình với số lượng đạt trên 300 đàn, tập trung chủ yếu tại ở các xóm Sòng, Nội… (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mô hình nuôi ong của gia đình ông Nguyễn Minh Phán, dân tộc Mường ở xóm Sòng, xã Độc Lập. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ông Nguyễn Minh Phán kiểm tra một cầu ong chuẩn bị thu hoạch mật. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Gia đình ông Nguyễn Minh Phán ở xóm Sòng Nuôi có 50 đàn ong, mỗi năm thu hoạch được 250-300 lít mật, cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Sản phẩm mật ong của người dân xã Độc Lập, Kỳ Sơn, Hòa Bình cực thơm ngon có giá bán dao động từ 180.000-200.000 đồng/lít. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tổng sản lượng mật ong của công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên đạt 10.000 tấn/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 20% và còn lại phục vụ thị trường nội địa.
LHQ đã lựa chọn chủ đề “Rừng và sinh kế: Nuôi sống con người và hành tinh” như một cách nhấn mạnh vai trò trung tâm của rừng, các sinh vật rừng trong việc duy trì sinh kế của hàng trăm triệu người.