Xót lòng cảnh đất “chết,” lúa cháy khắp ruộng đồng miền Tây
[Photo] Xót lòng cảnh đất “chết” lúa cháy khắp ruộng đồng miền Tây
Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino kéo dài và động thái giữ nước của các nước thượng nguồn sông Mekong, làm giảm lượng nước đổ về hạ du đã khiến "vùng lúa của cả nước" bị khô cháy.
Hùng Võ
Sau một thời gian dài hứng chịu khô-mặn, các cánh đồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu chỉ còn lại một màu đất “chết,” khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bà Chương Thị Nương và các cháu ngồi buồn rầu giữa cánh đồng lúa chết. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Vĩnh Lợi, hiện nay trên địa bàn đã có hơn 12.000ha lúa bị thiệt hại do khô, mặn kéo dài. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, do nắng nóng kéo dài nên nhiều vùng đất đai cũng đã bị nứt nẻ, khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một số cánh đồng lúa chết khô. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những đứa trẻ cũng biết buồn vì vụ mùa thất thu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhìn sang tỉnh Bến Tre, phần lớn diện tích lúa vụ Tài Nguyên cũng đã bị chết khô do 'khát' nước ngọt. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhiều cánh đồng lúa ở tỉnh Cà Mau cũng đã mất đi 'sự sống.' (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đi khắp các cánh đồng miền Tây giờ đây chỉ hiện ra một màu đất 'chết,' khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+). (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ông Chương Buôl, 83 tuổi ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ngồi buồn rầu giữa đồng ruộng khô cháy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những cánh đồng lúa của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nay cũng đã bị khô cháy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nghe tin nước lũ về, người dân ở các huyện An Biên, An Biên, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang đã triển khai cày xới ruộng chờ gieo giống làm vụ mới. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, không những cánh đồng lúa bị ảnh hưởng mà các loại cây trồng khác cũng bị chết khô do nắng nóng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trồng lúa gặp nhiều khó khăn, một số hộ dân ở huyện Vĩnh Lợi đành phải bán ruộng để lấy tiền trang trải cuộc sống. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với đợt hạn và mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua, liệu Việt Nam có thể làm mưa nhân tạo để chủ động cứu hạn, chống mặn cho “vựa lúa của đất nước”?
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước, một phần quan trọng là do tình trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức.
Tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chưa có dấu hiệu cải thiện trong một hai tháng tới, và tháng Tư là tháng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng này.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino kéo dài và động thái giữ nước từ các nước thượng nguồn sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long đã phải hứng chịu đợt khô-mặn khốc liệt nhất trong vòng 100 năm qua.