Quan chức số 2 của Triều Tiên thăm Iran, mở rộng hợp tác quân sự

Quan chức “số 2” của Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam bắt đầu chuyến thăm 10 ngày tới Iran, có thể dẫn đến việc mở rộng hợp tác quân sự.
Quan chức số 2 của Triều Tiên thăm Iran, mở rộng hợp tác quân sự ảnh 1Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, Kim Yong-Nam. (Nguồn: cbsnews.com)

Theo CNBC, trong bối cảnh phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, quan chức “số 2” của Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng tối cao Triều Tiên (Quốc hội) Kim Yong Nam hôm 3/8 đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới Iran, có thể dẫn đến việc hai bên mở rộng quan hệ.

Chuyến thăm này đang được coi là có các mục đích khác, trong đó có việc mở rộng hợp tác quân sự.

Nhà nghiên cứu cấp cao Emily Landau thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc gia (INSS) ở Israel, một tổ chức nghiên cứu độc lập liên kết với Đại học Tel Aviv cho rằng “đây có thể là sự hợp tác rất khó hiểu đang diễn ra, vì quá khứ lịch sử, cũng như vì nó mang ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là với Iran lúc này.

Với Triều Tiên, không phải là vấn đề về tư tưởng, cũng không phải là vấn đề về đồng minh chính trị gần gũi và có lẽ cũng không phải là bất kỳ chí hướng tôn giáo nào của họ. Đó là vấn đề ai có thể trả được nhiều tiền. Đó là những gì khiến Triều Tiên trở thành một nguồn công nghệ năng lượng hạt nhân rất nguy hiểm...”

[Mỹ: Nhà Trắng ủng hộ dự luật trừng phạt Nga, Triều Tiên, Iran]

Trong khi đó, chuyên gia phổ biến hạt nhân, Giáo sư Matthew Bunn đến từ Trường Chính phủ John F.Kenedy, Đại học Havard nói: “Cả Triều Tiên và Iran đều cảm thấy mối đe dọa nghiêm trọng đến từ Mỹ và Phương Tây, dù nước này coi nước kia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng đều đối mặt với một tình hình giống nhau.

Đã có khá nhiều sự hợp tác rộng lớn về tên lửa. Thực tế, các tên lửa thế hệ đầu của Iran được cho là về cơ bản phỏng theo tên lửa của Triều Tiên ở mức độ tương đối.”

Chuyên gia Landau nhận xét: “Việc thực tế hai nước này đang hợp tác rất chặt chẽ trong lĩnh vực tên lửa là nguyên nhân khiến chúng ta tỉn rằng thậm chí có thể có nhiều sự hợp tác trực tiếp đang diễn ra trong lĩnh vực hạt nhân."

Tuy nhiên, ông Bunn không chắc liệu hiện nay có bất cứ sự cộng tác nào trong lĩnh vực hạt nhân giữa Iran và Triều Tiên hay không, song ông nhận định “có khả năng nguy hiểm” là điều này sẽ xảy ra./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.