Robot ASIMO chụp ảnh bên trong Fukushima số 1

TEPCO6 công bố các bức ảnh bên trong tòa nhà chứa lò phản ứng của Nhà máy điện Fukushima 1 do robot Asimo của Honda thực hiện.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 19/6 đã công bố những bức ảnh bêntrong tòa nhà chứa lò phản ứng của Nhà máy điện Fukushima số 1 do robot Asimocủa hãng Honda thực hiện. Đây là lần đầu tiên công chúng được biết đến ứng dụngcông nghệ robot tiên tiến của hãng Honda vào hoạt động tại Nhà máy gặp sự cốFukushima 1. Robot Asimo được sử dụng trong hoạt động thăm dò Lò phản ứng số 2 trong 4tiếng. TEPCO cho biết robốt đã chụp được khu vực trên một bức tường cao tới 4mvà khẳng định là không có hư hại nào đáng ngờ đối với khu vực đường ống và dâycáp. TEPCO cho biết robot cũng không gặp phải bất cứ trục trặc nào khi hoạtđộng trong môi trường có nồng độ phóng xạ lên từ 6-19 millisievert/giờ. Trước đó, hãng Honda và Viện Nghiên cứu tổng hợp kỹ thuật công nghiệp ngày17/6 đã công bố phiên bản đầu tiên của “robot điều tra địa điểm cao” dùng choNhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 do hai bên cùng nghiên cứu phát triển. Theo kếhoạch, robot này bắt đầu sứ mệnh của mình từ ngày 18/6. Trong robot điều tra địa điểm cao lần này, hãng Honda phụ trách phát triểncánh tay robot trong khi Viện Nghiên cứu công nghiệp phụ trách phần động cơ xedùng cho hoạt động tác nghiệp trên cao. Để điều tra hiện trường và nắm được cấu tạo của khu vực hẹp bên trong củatầng 1 tòa nhà, nhóm kỹ sư đã phát triển robot phù hợp với nhu cầu dựa trênthông tin hiện trường do TEPCO cung cấp. Phần cánh tay của Asimo, do ứng dụng công nghệ vượt trội “ASIMO” củaHonda, robot có thể tiếp cận dễ dàng với các vật thể nằm sâu trong các khe vàgóc nhờ khả năngđiều khiển đồng thời nhiều khớp trên cánh tay. Đầu cánh tayrobot có lắp đặt Camera và kính định vị bằng laser kèm theo máy đo bức xạ chophép xác định được hình ảnh một cách chi tiết dưới dạng 3D. Xe thăm dò độ cao này có cấu tạo trọng tâm thấp nhằm tăng tính an toàn khichuyển động cho cánh tay robot. Xe còn được lắp đặt các thiết bị camera, đèn vàđịnh vị laser, sử dụng cả mạng LAN không dây và hữu tuyến với dây cáp quang dài400m, giúp robot có thể hoạt động ở cự ly xa./.

Mô hình robot Ashimo thực hiện thao tác kiểm tra bên trong toà nhà chứa lò phảnứng của Fukushima 1. (Nguồn: Response)

Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục