Robot trên sẽ giúp người khuyết tật trong nhiều sinh hoạt thường ngày từ nhữngviệc nhỏ như mở nắp chai hay đeo kính cho những người bị liệt hai tay...
Ông Axel Graeser cho biết trong năm nay tại thành phố Hansestadt sẽ xuất hiệnmột nơi thử nghiệm hoạt động của robot phục vụ người khuyết tật trong nhiều việckhác nhau.
Robot "Người bạn" có trang bị hệ thống thiết bị cảm ứng bao gồm một xe lăn, mộtcánh tay robot và một bàn tay giả. Máy quay sẽ bao quát toàn bộ khu vực xungquanh và điều khiển bàn tay tới đúng vị trí cần thiết.
Người sử dụng có thể điều khiển cánh tay bằng cằm, mắt hoặc tiếng nói. Ngoài ra,các nhà khoa học đang nghiên cứu để robot có thể được điều khiển bằng tín hiệutừ não.
Giáo sư Axel Graeser và đội ngũ của ông đã phải tập trung trong 4 năm liền cùngvới 4 đối tác công nghiệp và Trung tâm phục hồi chức năng Friedehorst để nghiêncứu và cuối năm 2009 đã phát triển thành công dự án trị giá 1,2 triệu euro đượcBộ nghiên cứu liên bang Đức khuyến khích.
Ông Axel Graeser cho biết các cuộc thử nghiệm cho thấy với sự giúp đỡ của hệthống robot người khuyết tật gần như có thể tự lập được cuộc sống riêng tư củamình.
Robot giúp người khuyết tật có thể hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng sau đótự ăn hoặc mở nắp các chai đồ uống,... người khuyết tật có thể điều khiển cácchức năng của robot theo ý thức của mình.
Ông Graeser cho biết mục tiêu tiếp theo của các nhà khoa học sẽ là đưa robotphục vụ người khuyết tật trong công việc nghề nghiệp hàng ngày và sẽ được thửnghiệm với công việc trong thư viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng./.