Sách giáo khoa truyền thống đã trở nên lạc hậu và sẽ được thay thế bằng sách điện tử. Đó là dự báo của các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia đưa ra tại Hội thảo Quốc tế sách giáo khoa thế kỷ XXI do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 tổ chức sáng nay, ngày 6/12/2011, tại Hà Nội.
Sách in hết thời
“Một cuốn sách in với nội dung tuyến tính và tĩnh tại là một quan niệm của thế kỷ 15, nó không còn phù hợp với người học của thế kỷ XXI ngày nay”, đại diện Nhà xuất bản Vibal, Philippines nói.
Còn theo bà Sherry Preiss, Phó Chủ tịch của Tổ chức Phát triển Quốc tế chuyên nghiệp Pearson, người đã từng nhiều năm làm phó giám đốc một nhà xuất bản sách ở Mỹ cho rằng, sách giáo khoa truyền thống đang trở nên lạc hậu và sẽ được thay thế bằng sách giáo khoa điện tử.
Theo bà Sherry Preiss, khái niệm sách giáo khoa ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Một cuốn sách giáo khoa phải sống và hoạt động, kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, của giáo viên và cộng đồng. Đó là sách giáo khoa điện tử. Hình thức của sách giáo khoa khi đó cũng rất đa dạng, có thể là Ipad, máy tính, laptop hay đơn giản hơn, rẻ hơn là điện thoại di động. “Tôi từng thấy học sinh tiểu học tại Washington học với nhau bằng Ipad, học sinh Uruguay đi học không mang sách mà mang laptop,” bà Sherry Preiss chia sẻ.
Với sách điện tử, học sinh chỉ việc gõ phím là có giáo viên hướng dẫn trực tuyến, liên kết tới những bài giảng, có thể khám phá các trò chơi hoặc hình hoạt họa và mô phỏng, phóng to, thu nhỏ, tiếp cận các video, hội nghị truyền hình, thông tin từ các chuyên gia về môn học. Thế giới mạng với thư viện ảo khổng lồ giúp cho cả học sinh và giáo viên có thể tìm kiếm tất cả các tài liệu giảng dạy và tương tác với nhau dễ dàng. Giờ học trên lớp khi đó sẽ không còn đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và những dãy bàn ghế xếp thẳng tắp.
Sách giáo khoa điện tử cũng là chia sẻ của bà Anne Shaw, Giám đốc Công ty 21st Centery Schools. Theo bà Anne Shaw, lớp học của thế kỷ XXI là lớp học toàn cầu với các bài giảng đa phương tiện như các bài thuyết trình powerpoint, các công cụ web, các đoạn phim tài liệu ngắn, DVD… Sách giáo khoa tương lai sẽ được số hóa, kết nối trên mạng internet, có chức năng tương tác, cập nhật liên tục và cho phép cả học sinh và giáo viên sáng tạo không ngừng.
Mặc dù khẳng định mô hình lớp học hiện nay đã nhàm chán và sách giáo khoa điện tử đang là một nhân tố mới nhưng bà Sherry Preiss cũng cho rằng, thách thức cho sự phát triển của loại hình sách mới này không ít. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là người học vẫn chưa sẵn sàng với nó. Vì thế, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sách điện tử nhưng mức tiêu thụ nó lại rất chậm chạp.
“Sách giáo khoa truyền thống vẫn chiếm lĩnh thị trường vì những đặc tính riêng của nó như cầm sách giáo khoa có thể cảm nhận được từng trang giấy, thấy nó gần gũi với mình hơn. Bản thân tôi cũng vẫn thích sách giáo khoa truyền thống,” bà Sherry Preiss nói.
Đau đầu để số hóa
Là một loại hình hoàn toàn mới nên việc số hóa sách giáo khoa cũng không hề đơn giản. “Thoạt nhìn, việc chuyển đổi sách in sang hình thức kỹ thuật số có vẻ như một công việc dễ dàng, chỉ cần chụp lại cuốn sách bằng máy quét và các hình ảnh này được hiển thị trực tiếp trên màn hình, nhưng thực ra lại rất phức tạp,” đại diện Nhà xuất bản Vibal, Philippines, chia sẻ.
Theo vị đại diện này, sự nghiệp phát hành sách điện tử khó khăn từ khâu làm nội dung cho đến phân phối, bán sản phẩm, nhất là khi những đòi hỏi của người học không ngừng tăng lên.
Ban đầu, học sinh chỉ cần lật các trang như một cuốn sách thật. Nhưng sau đó các em muốn bôi màu làm nổi bật một số từ, ghi chú thích, đánh dấu trang đã đọc lần trước, muốn lật một lúc nhiều trang thay vì từng trang… Cao hơn nữa là muốn các hình ảnh và minh họa có thể phóng to và kích thước văn bản có thể điều chỉnh, muốn có các video đính kèm, các tài liệu liên kết…
Điều này làm cho các nhà xuất bản phải đau đầu trong việc thiết kế trang sách một cách năng động nhất có thể. Và cùng với những đòi hỏi tiện ích của người học thì sự sáng tạo của người làm xuất bản sách điện tử cũng không ngừng phải tăng lên.
Nội dung sách vì thế không còn đơn giản là bản thảo được thực hiện bởi một tác giả duy nhất như sách in mà cần cả một nhóm người. Văn bản được mã hóa và được cung cấp thêm các hình ảnh minh họa. Việc xây dựng nội dung kỹ thuật số bắt đầu với việc liệt kê các chủ đề sẽ được đưa vào trong sách.
Từ đó, các nhà thiết kết về nội dung sư phạm sẽ lên kế hoạch trình bày các chủ đề một cách hữu dụng nhất cho người học. Điều này đỏi hỏi phải viết gần như một kịch bản về việc phải dùng từ ngữ nào, hình minh họa nào để làm rõ chủ đề, chủ đề nào nên trình bày dưới dạng video, những từ ngữ nào cần phải được tạo siêu liên kết để giải thích mở rộng…
Sau khi việc lập kế hoạch hoàn tất, các công việc sản xuất thực tế mới bắt đầu. Sẽ cần một nhóm đảm trách phát triển các tư liệu truyền thông đa phương tiện hoàn chỉnh để làm về hình ảnh và minh họa, ghi âm và chỉnh sửa âm thanh, sản xuất và biên tập video, làm hoạt hình và thậm chí lập trình game.
Với tất cả những yếu tố đó, rõ ràng, việc cho ra một cuốn sách điện tử là vất vả và tốn kém hơn sách in rất nhiều. Chưa kể khâu biên tập sách cũng rất phức tạp với việc kiểm tra từ nội dung đến thời lượng, tính tiện dụng, các link liên kết, các tiện dụng như kiểm soát người dùng và thông tin phải hồi…
Bản quyền bị thách thức
Sau khi phải “vật vã” mới hoàn thiện được một cuốn sách điện tử thì các nhà xuất bản sách này còn phải chiến đấu với một vấn đề còn cam go hơn là tiêu thụ sách và bảo vệ bản quyền.
Theo Nhà xuất bản Vibal, đây là vấn đề lớn nhất đối với sách kỹ thuật số vì rất khó để kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền. Các tài liệu có thể được nhân lên, được chia sẻ một cách rất dễ dàng.
Trong khi đó, vì đây là một sản phẩm ảo nên nhiều học sinh không sẵn sàng trả tiền cho một mặt hàng không hữu hình. Mặt khác, người sử dụng web cũng đã quá quen với nội dung miễn phí đến mức nhiều người không muốn phải trả tiền cho các nhà xuất bản. So với sách giấy, tỷ lệ rủi ro trong việc thu được tiền từ tiêu thụ lớn hơn hẳn.
Bên cạnh đó, doanh số bán sách cũng giảm đáng kể khi nhiều sinh viên sử dụngI nternet như một nguồn thông tin thay thế. Wikipedia, Youtobe, Facebook và các trang blog là đam mê của học sinh ngày nay. Internet trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các nhà xuất bản.
Tại Việt Nam, theo ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009, Nhà xuất bản này đã từng số hóa sách giáo viên. Tuy nhiên, do thực hiện lần đầu tiên nên cách làm còn thụ động, tính tiện ích chưa cao. Sau hai năm, công nghệ thông tin đã phát triển hơn rất nhiều khiến bộ sách này càng lạc hậu. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với đối tác Hàn Quốc để làm lại sách giáo khoa điện tử cho giáo viên. Với sách giáo khoa cho học sinh, Nhà xuất bản vẫn đang nghiên cứu thêm,” ông Ái nói./.
Sách in hết thời
“Một cuốn sách in với nội dung tuyến tính và tĩnh tại là một quan niệm của thế kỷ 15, nó không còn phù hợp với người học của thế kỷ XXI ngày nay”, đại diện Nhà xuất bản Vibal, Philippines nói.
Còn theo bà Sherry Preiss, Phó Chủ tịch của Tổ chức Phát triển Quốc tế chuyên nghiệp Pearson, người đã từng nhiều năm làm phó giám đốc một nhà xuất bản sách ở Mỹ cho rằng, sách giáo khoa truyền thống đang trở nên lạc hậu và sẽ được thay thế bằng sách giáo khoa điện tử.
Theo bà Sherry Preiss, khái niệm sách giáo khoa ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Một cuốn sách giáo khoa phải sống và hoạt động, kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, của giáo viên và cộng đồng. Đó là sách giáo khoa điện tử. Hình thức của sách giáo khoa khi đó cũng rất đa dạng, có thể là Ipad, máy tính, laptop hay đơn giản hơn, rẻ hơn là điện thoại di động. “Tôi từng thấy học sinh tiểu học tại Washington học với nhau bằng Ipad, học sinh Uruguay đi học không mang sách mà mang laptop,” bà Sherry Preiss chia sẻ.
Với sách điện tử, học sinh chỉ việc gõ phím là có giáo viên hướng dẫn trực tuyến, liên kết tới những bài giảng, có thể khám phá các trò chơi hoặc hình hoạt họa và mô phỏng, phóng to, thu nhỏ, tiếp cận các video, hội nghị truyền hình, thông tin từ các chuyên gia về môn học. Thế giới mạng với thư viện ảo khổng lồ giúp cho cả học sinh và giáo viên có thể tìm kiếm tất cả các tài liệu giảng dạy và tương tác với nhau dễ dàng. Giờ học trên lớp khi đó sẽ không còn đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và những dãy bàn ghế xếp thẳng tắp.
Sách giáo khoa điện tử cũng là chia sẻ của bà Anne Shaw, Giám đốc Công ty 21st Centery Schools. Theo bà Anne Shaw, lớp học của thế kỷ XXI là lớp học toàn cầu với các bài giảng đa phương tiện như các bài thuyết trình powerpoint, các công cụ web, các đoạn phim tài liệu ngắn, DVD… Sách giáo khoa tương lai sẽ được số hóa, kết nối trên mạng internet, có chức năng tương tác, cập nhật liên tục và cho phép cả học sinh và giáo viên sáng tạo không ngừng.
Mặc dù khẳng định mô hình lớp học hiện nay đã nhàm chán và sách giáo khoa điện tử đang là một nhân tố mới nhưng bà Sherry Preiss cũng cho rằng, thách thức cho sự phát triển của loại hình sách mới này không ít. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là người học vẫn chưa sẵn sàng với nó. Vì thế, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sách điện tử nhưng mức tiêu thụ nó lại rất chậm chạp.
“Sách giáo khoa truyền thống vẫn chiếm lĩnh thị trường vì những đặc tính riêng của nó như cầm sách giáo khoa có thể cảm nhận được từng trang giấy, thấy nó gần gũi với mình hơn. Bản thân tôi cũng vẫn thích sách giáo khoa truyền thống,” bà Sherry Preiss nói.
Đau đầu để số hóa
Là một loại hình hoàn toàn mới nên việc số hóa sách giáo khoa cũng không hề đơn giản. “Thoạt nhìn, việc chuyển đổi sách in sang hình thức kỹ thuật số có vẻ như một công việc dễ dàng, chỉ cần chụp lại cuốn sách bằng máy quét và các hình ảnh này được hiển thị trực tiếp trên màn hình, nhưng thực ra lại rất phức tạp,” đại diện Nhà xuất bản Vibal, Philippines, chia sẻ.
Theo vị đại diện này, sự nghiệp phát hành sách điện tử khó khăn từ khâu làm nội dung cho đến phân phối, bán sản phẩm, nhất là khi những đòi hỏi của người học không ngừng tăng lên.
Ban đầu, học sinh chỉ cần lật các trang như một cuốn sách thật. Nhưng sau đó các em muốn bôi màu làm nổi bật một số từ, ghi chú thích, đánh dấu trang đã đọc lần trước, muốn lật một lúc nhiều trang thay vì từng trang… Cao hơn nữa là muốn các hình ảnh và minh họa có thể phóng to và kích thước văn bản có thể điều chỉnh, muốn có các video đính kèm, các tài liệu liên kết…
Điều này làm cho các nhà xuất bản phải đau đầu trong việc thiết kế trang sách một cách năng động nhất có thể. Và cùng với những đòi hỏi tiện ích của người học thì sự sáng tạo của người làm xuất bản sách điện tử cũng không ngừng phải tăng lên.
Nội dung sách vì thế không còn đơn giản là bản thảo được thực hiện bởi một tác giả duy nhất như sách in mà cần cả một nhóm người. Văn bản được mã hóa và được cung cấp thêm các hình ảnh minh họa. Việc xây dựng nội dung kỹ thuật số bắt đầu với việc liệt kê các chủ đề sẽ được đưa vào trong sách.
Từ đó, các nhà thiết kết về nội dung sư phạm sẽ lên kế hoạch trình bày các chủ đề một cách hữu dụng nhất cho người học. Điều này đỏi hỏi phải viết gần như một kịch bản về việc phải dùng từ ngữ nào, hình minh họa nào để làm rõ chủ đề, chủ đề nào nên trình bày dưới dạng video, những từ ngữ nào cần phải được tạo siêu liên kết để giải thích mở rộng…
Sau khi việc lập kế hoạch hoàn tất, các công việc sản xuất thực tế mới bắt đầu. Sẽ cần một nhóm đảm trách phát triển các tư liệu truyền thông đa phương tiện hoàn chỉnh để làm về hình ảnh và minh họa, ghi âm và chỉnh sửa âm thanh, sản xuất và biên tập video, làm hoạt hình và thậm chí lập trình game.
Với tất cả những yếu tố đó, rõ ràng, việc cho ra một cuốn sách điện tử là vất vả và tốn kém hơn sách in rất nhiều. Chưa kể khâu biên tập sách cũng rất phức tạp với việc kiểm tra từ nội dung đến thời lượng, tính tiện dụng, các link liên kết, các tiện dụng như kiểm soát người dùng và thông tin phải hồi…
Bản quyền bị thách thức
Sau khi phải “vật vã” mới hoàn thiện được một cuốn sách điện tử thì các nhà xuất bản sách này còn phải chiến đấu với một vấn đề còn cam go hơn là tiêu thụ sách và bảo vệ bản quyền.
Theo Nhà xuất bản Vibal, đây là vấn đề lớn nhất đối với sách kỹ thuật số vì rất khó để kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền. Các tài liệu có thể được nhân lên, được chia sẻ một cách rất dễ dàng.
Trong khi đó, vì đây là một sản phẩm ảo nên nhiều học sinh không sẵn sàng trả tiền cho một mặt hàng không hữu hình. Mặt khác, người sử dụng web cũng đã quá quen với nội dung miễn phí đến mức nhiều người không muốn phải trả tiền cho các nhà xuất bản. So với sách giấy, tỷ lệ rủi ro trong việc thu được tiền từ tiêu thụ lớn hơn hẳn.
Bên cạnh đó, doanh số bán sách cũng giảm đáng kể khi nhiều sinh viên sử dụngI nternet như một nguồn thông tin thay thế. Wikipedia, Youtobe, Facebook và các trang blog là đam mê của học sinh ngày nay. Internet trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các nhà xuất bản.
Tại Việt Nam, theo ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009, Nhà xuất bản này đã từng số hóa sách giáo viên. Tuy nhiên, do thực hiện lần đầu tiên nên cách làm còn thụ động, tính tiện ích chưa cao. Sau hai năm, công nghệ thông tin đã phát triển hơn rất nhiều khiến bộ sách này càng lạc hậu. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với đối tác Hàn Quốc để làm lại sách giáo khoa điện tử cho giáo viên. Với sách giáo khoa cho học sinh, Nhà xuất bản vẫn đang nghiên cứu thêm,” ông Ái nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)