Đến thời điểm này, cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi do các đặc vụ Saudi Arabia gây ra có thể khiến kế hoạch này chìm sâu vào tình trạng đóng băng.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, người được xem là nhân tố chính của kế hoạch trên, cung cấp giải pháp ngoại giao quan trọng cho cả Israel và Palestine.
Tuy nhiên, trong bối cảnh uy tín của vị thái tử này đang phải đối mặt với những hoài nghị sau cái chết của nhà báo Khashoggi, Tổng thống Trump có thể sớm phải suy nghĩ lại về chiến lược Trung Đông của mình.
Một trong những người tùy tùng của Thái tử Mohammed trong các chuyến công du Mỹ và những nơi khác trong năm nay đã có mặt tại lãnh sự quán Saudi Arabia tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), ngay trước khi ông Khashoggi đến phái bộ ngoại giao này.
Mặc dù Thái tử Mohammed không trực tiếp dính líu đến cái chết của ông Khashoggi, nhưng điều này đã làm đấy lên nhiều hoài nghi về việc vị thái tử này có phù hợp với vai trò lãnh đạo Saudi Arabia hay không.
Vụ tấn công trên xảy ra khi thủ phạm cho phát nổ một quả bom tự chế tại tầng 1 tòa nhà của trường. Ngay sau đó, tên này đã nổ súng giết hại nhiều sinh viên trên tầng 2 của tòa nhà rồi tự sát.
Đáng chú ý là thủ phạm đã ngang nhiên mang hai ba lô vào trường, một ba lô rất có thể đựng vũ khí và bom bên trong nhưng không hề bị phát hiện.
Theo điều tra của Ủy ban Điều tra Liên bang Nga cho biết, tất cả các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công trên đều là do bị đạn bắn chứ không phải do tác động của vụ nổ.
Do vậy, nhà chức trách đã xác định vụ tấn công này không phải là một hành động khủng bố, mà là một vụ giết người. Cơ quan này cũng đã xác định được thủ phạm gây ra vụ tấn công là Vladislav Roslyakov, một sinh viên 18 tuổi đang theo học năm thứ 4 tại ngôi trường nơi xảy ra vụ việc.
Hình ảnh từ các máy quay an ninh cho thấy tên này cầm một khẩu súng trường trong khuôn viên tòa nhà.
Ngày 18/10, người đứng đầu Bán đảo Crimea Sergei Aksyonov còn cho biết nhà chức trách đang truy tìm một đồng phạm của nam sinh viên có khả năng tham gia vụ nổ súng trên.
Mặc dù thủ phạm đã tự sát, song vụ việc nghiêm trọng trên đã làm lộ ra ba nguyên nhân chính đe dọa sự an toàn của học sinh trong các cơ sở đào tạo ở Nga.
Thứ nhất, đó là việc cả nước Nga không có một cơ quan thống nhất toàn liên bang kiểm soát an ninh trong cơ sở giáo dục.
Thứ hai là vấn đề liên quan đến kiểm soát vũ khí. Thủ phạm đã dễ dàng mua được vũ khí hợp pháp vì đã đủ tuổi thành niên, đủ các giấy tờ xác nhận, khám sức khỏe.
Thứ ba là tâm lý bất ổn của thủ phạm đã không được phát hiện kịp thời. Việc thiếu các chuyên gia tâm lý trong các trường học ở Nga khiến cho việc phát hiện, phòng ngừa và giám sát tình trạng sức khỏe tâm lý của trẻ em bị hạn chế.
Theo đó, nước này đã đóng cửa khẩu Erez phục vụ người dân qua lại và cửa khẩu lưu thông hàng hóa Kerem Shalom, đồng thời thu hẹp khu vực cho phép đánh bắt cá dọc bờ biển Gaza xuống còn 3 hải lý (5,5 km).
Gần đây nhất, Israel đã đóng cửa khẩu Erez từ ngày 5 đến 13/9 và áp dụng biện pháp tương tự kéo dài 1 tháng đối với cửa khẩu Kerem cho tới ngày 15/8 vừa qua, nhằm đáp trả các vụ đụng độ và gây bất ổn tại khu vực dọc biên giới dải Gaza.
Những động thái trên của Israel được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một số phần tử cực đoan người Palestine đã phóng 1 quả tên lửa về phía Beersheba - thành phố lớn nhất ở miền Nam Israel với 200.000 dân sinh sống.
Theo cơ quan báo chí của lực lượng quân đội Israel thì quả tên lửa đã rơi trúng một nhà dân.
Sau vụ tấn công đầu tiên, quả tên lửa thứ hai tiếp tục được phóng đi từ một khu vực của người Palestine, hướng về phía Bắc và rơi xuống vùng biển gần khu đô thị Gush Dan của Israel.
Ngay lập tức, các binh sỹ Israel đã tấn công nhằm vào các mục tiêu khủng bố tại dải Gaza để đáp trả. Song song với đó Israel cũng quyết định đóng cửa khẩu hàng hóa Kerem Shalom, là cửa khẩu duy nhất với Gaza, cũng như cửa khẩu Erez cho người dân qua lại.
Những động thái kể trên diễn ra vào đúng thời điểm một phái đoàn các nhà trung gian Ai Cập đang tiến hành cuộc đàm phán với phong trào Hồi giáo Hamas tại Gaza nhằm thúc đẩy việc thiết lập một lệnh ngừng bắn dài hạn, sau nhiều tháng bạo lực bùng phát ở biên giới giữa dải Gaza với Israel.
Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, những động thái trên sẽ tiếp tục cản trở các nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
Với mục đích thảo luận các bước đi tiếp theo sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 9 vừa qua, cuộc đối thoại cấp cao ngày 15/10 lần này đã đạt kết quả rất rõ rệt bằng một thông cáo chung gồm 7 nội dung về nhiều mặt như kinh tế, quân sự, văn hóa, y tế, thể thao…
Hai bên đã nhất trí bắt đầu điều tra thực địa tuyến đường sắt Gyeongui từ cuối tháng 10 và tuyến đường sắt dọc bờ biển phía Đông từ đầu tháng 11, nhằm kết nối và hiện đại hóa tuyến đường sắt và đường bộ dọc biển phía Đông và dọc biển phía Tây.
Bên cạnh các dự án kết nối về kinh tế, hai bên đã ấn định thời gian cho một loạt cuộc hội đàm, đối thoại giữa hai miền sắp tới nhằm thực thi các thỏa thuận đã đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 9 vừa qua, bao gồm hội đàm quân sự cấp tướng để thảo luận việc chấm dứt quan hệ thù địch quân sự ở các khu vực có sự đối đầu.
Các dự án hợp tác y tế, văn hóa, thể thao tiếp tục được xúc tiến, cùng với một loạt đề xuất nhằm giải quyết vấn đề các gia đình bị ly tán.
Như vậy, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh, hai miền Triều Tiên đã cùng nhau vạch ra được những bước đi cụ thể cho từng vấn đề nhằm thúc đẩy hợp tác liên Triều về nhiều mặt.
Diễn biến mới này đã một lần nữa khẳng định xu hướng hòa giải, hòa bình đang tiếp tục trên bán đảo Triều Tiên.
Việc tái khởi động và mở rộng hợp tác kinh tế hai miền được cho là sẽ tạo đòn bẩy để hai bên giảm căng thẳng quân sự, từ đó thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Đây được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để hai bên đi tới một thỏa thuận trước khi Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) vào cuối tháng 3-2019.
Tuy nhiên, hành trang Thủ tướng May mang đến cuộc họp với lãnh đạo EU lần này được cho là không mấy sáng sủa và thực tế cho thấy hai bên đã không tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề quan trọng.
Tại cuộc họp lần này, Thủ tướng Anh trong bài phát biểu đã tuyên bố sẵn sàng xem xét đề xuất kéo dài thời gian cho thời kỳ chuyển đổi của EU như là một phần của thỏa hiệp về bất đồng đường biên giới Ireland.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng bà May đã không đưa ra được ý tưởng mới nào tháo gỡ mấu chốt bế tắc hiện nay là vấn đề đường biên giới Ireland.
Vì vậy, kết thúc hội nghị, lãnh đạo 27 nước EU đã thông báo chính thức sẽ không có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới như dự kiến.
Có thể thấy, với tiến trình đàm phán Brexit hiện nay, các nhà phân tích cho rằng dường như Anh đang ở thế bị động và EU là người đặt ra luật chơi. Mọi khó khăn đều đổ dồn lên vai Thủ tướng Theresa May.
Hiện bà đang phải đối mặt với hai mũi nhọn tấn công, một bên là từ phía lãnh đạo 27 nước EU khi cho rằng bà May không đưa ra được ý tưởng mới nào nhằm tháo gỡ bế tắc đường biên giới Ireland.
Mặt khác, Thủ tướng May đồng thời chịu sức ép rất lớn từ chính trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà, cũng như từ đảng DUP - chính đảng lớn nhất tại Bắc Ireland - mà chính phủ thiểu số của bà đang cần dựa vào để có thể thông qua các chính sách đề ra tại Quốc hội.
Khi biết được ý kiến của Thủ tướng May về đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi của EU, một số nhân vật trong đảng Bảo thủ đã chống lại kế hoạch Brexit của bà, trong khi đảng DUP cũng tỏ ra không hào hứng trước đề xuất trên vì cho rằng sẽ không giải quyết được vấn đề đường biên giới Ireland.
Như vậy, càng gần đến thời điểm đã được ấn định (29-3-2019), Thủ tướng May lại càng phải đối mặt với khó khăn trăm bề, cả trong nước lẫn EU.
Do đó, tại thời điểm hiện tại, điều đầu tiên Thủ tướng May cần đạt được là sự nhất trí đoàn kết trong đảng Bảo thủ, chỉ khi đó bà mới có cơ hội thuyết phục thành công các nước EU.
Là hội nghị cấp cao đầu tiên trong thập niên hợp tác thứ ba giữa hai lục địa Á-Âu, chương trình nghị sự ASEM-12 năm nay xoay quanh các biện pháp nâng cao hiệu quả đối thoại và hợp tác giữa hai bên khi tình hình biến động trên thế giới thời gian qua tạo ra những căng thẳng và phức tạp mới.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thương mại đa phương đứng trước những thách thức chưa từng có, đặc biệt từ sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ và sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, do đó vấn đề hợp tác thương mại và đầu tư Á-Âu là một nội dung rất quan trọng của hội nghị ASEM lần này.
Ngoài ra, vấn đề phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu cũng là một chủ đề quan trọng được các lãnh đạo Á-Âu đề cập đến trong hội nghị này.
Trong bối cảnh ngày càng gia tăng các thách thức liên quan đến môi trường như: biến đổi khí hậu, hạn hán, nạn phá rừng, sa mạc hóa, thoái hóa đất đai, thiên tai, mất đa dạng sinh học và khan hiếm nước, hội nghị lần này đã tạo ra một diễn đàn chia sẻ và phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa giữa các nước Á-Âu để nâng cao khả năng thích ứng và tự cường trước các tác động tiêu cực do những thách thức trên gây ra.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh mạng cũng là một thách thức nóng trong bối cảnh các nền kinh tế châu Âu và châu Á nói riêng cũng như toàn cầu nói chung đều hướng tới kỷ nguyên kỹ thuật số, thương mại điện tử với kết nối Internet là xương sống…
Các nhà phân tích cho rằng, với 53 thành viên, đại diện 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP toàn cầu, ASEM hiện nay đang đứng trước thời khắc đặc biệt quan trọng để thể hiện vai trò "cánh chim đầu đàn" phối hợp đẩy lui những thách thức, đồng thời xác định chiến lược để kết nối mạnh mẽ hơn giữa châu Âu với châu Á nhằm củng cố vai trò của ASEM như cơ chế hợp tác đa phương hiệu quả.