Diễn ra vào thời điểm mối quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất, những kết quả đạt được tại cuộc gặp giữa tổng thống Trump và tổng thống Putin được dư luận đánh giá là thành công, mở ra cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận hiện trạng quan hệ song phương và các vấn đề nóng của nền chính trị quốc tế như: việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và bán đảo Triều Tiên.
Hai bên đã nhất trí thành lập hội đồng chuyên gia chung để tìm biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương.
Mặc dù được dư luận quốc tế hoan nghênh, song ngay sau khi hội nghị kết thúc, tổng thống Mỹ Trump lại phải đối mặt với những chỉ trích từ dư luận trong nước vì những phát biểu của ông về việc ông cho rằng “không thấy có bất cứ lý do nào để nghi ngờ Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016."
Một loạt nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã chỉ trích ông Trump đã bỏ lỡ cơ hội buộc Nga phải công khai thừa nhận trách nhiệm trong vấn đề trên.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump đã phải tìm cánh xoa dịu “những cái đầu nóng” ở bên trong nước Mỹ rằng ông đã nói nhầm. Tuy nhiên, dường như những lời đính chính này của Tổng thống Trump chưa thể làm dư luận tại chính trường Mỹ dịu xuống.
Những động thái này được xem sẽ là một trong những thách thức lớn đối với Tổng thổng Trump trong việc thực thi những cam kết mà ông đã đưa ra tại hội nghị.
Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ sớm ban hành luật chống khủng bố mới để “ngăn chặn sự gián đoạn cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.”
Theo đó, luật chống khủng bố mới đã được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận trong ngày 19/7.
Hồi năm 2016, sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ của Tổng thống Erdogan đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng.
Kể từ đó đến nay, tình trạng khẩn cấp đã được gia hạn đến 7 lần. Hồi tháng 6/2018, Tổng thống Erdogan đã cam kết sẽ không gia hạn lệnh này nếu ông đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Kể từ khi lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hơn 77 nghìn người có liên hệ với mạng lưới của giáo sỹ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đã gây ra cuộc đảo chính bất thành.
Khoảng 150.000 công chức đã bị sa thải khỏi các cơ quan chính phủ do bị cáo buộc có liên hệ với các tổ chức khủng bố.
Theo lập luận từ Mỹ, nước này cho rằng xét trong bối cảnh thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các quốc gia này rất lớn thì việc Mỹ áp thuế là công bằng, song những biện pháp đáp trả của các đối tác là không chấp nhận được.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định những biện pháp đánh thuế đáp trả của các nước đối tác là vi phạm quy định của WTO.
Phản ứng trước động thái của Mỹ, Mexico khẳng định mức thuế mà Mỹ áp đặt với những mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu của quốc gia này là không công bằng vì việc nhập khẩu những mặt hàng này từ Mexico không đe dọa "an ninh quốc gia" của Mỹ.
Trước đó, Mỹ đã bắt đầu các vụ tranh chấp riêng rẽ nhằm vào Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ vì những mức thuế đáp trả của các quốc gia này áp đặt với các sản phẩm nông nghiệp và máy móc nhập từ Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với các nước đối tác đã “khai hỏa,” việc Mỹ kiện các nước đối tác lên WTO được cho là động thái tiếp tục đẩy căng thẳng giữa Mỹ và các nước EU, Trung Quốc, Mexico… lên cao.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo những biện pháp gia tăng hạn chế thương mại là "mối đe dọa lớn nhất trong ngắn hạn" đối với nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia lớn như Pháp, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc được dự báo sẽ chậm lại.
Tính đến ngày 16/7, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến 8 người thiệt mạng và gần 500 người bị thương.
Dòng người biểu tình đã xông vào trụ sở chính quyền cũng như trụ sở các đảng phái chính trị ở khắp các tỉnh miền Nam và phóng hỏa, ném đá vào lực lượng an ninh, phong tỏa nhiều tuyến đường.
Nguyên nhân của các cuộc biểu tình lần này được cho là do vấn nạn tham nhũng, các dịch vụ công yếu kém, thất nghiệp gia tăng cùng với giá hàng hóa đắt đỏ khiến người dân phẫn nộ.
Những người biểu tình chỉ trích rằng, từ năm 2003, tình trạng thiếu điện và nước sinh hoạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân, nhất là trong mùa hè nóng bức ở Trung Ðông.
Các nhà phân tích cho rằng, làn sóng biểu tình lần này ở Iraq chỉ là "giọt nước tràn ly," khi quốc gia Trung Ðông này phải trải qua quá nhiều sóng gió và biến cố.
Từng là quốc gia giàu mạnh ở khu vực, song chiến tranh, xung đột, khủng bố đã đẩy Iraq cuốn vào làn sóng bạo lực triền miên, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, đời sống người dân khó khăn chồng chất.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 vừa qua, phần đông cử tri đã không đi bỏ phiếu nhằm thể hiện sự bất mãn đối với chính quyền.
Nhằm trấn an người biểu tình, Thủ tướng Iraq H.Abadi đã cam kết dành khoản ngân sách trị giá 3 tỷ USD cho tỉnh Basra. Ông cũng hứa tăng chi ngân sách cho các chương trình nhà ở, dịch vụ và trường học tại khu vực giàu dầu mỏ nhưng bị lãng quên này.
Tuy nhiên, hiện những cuộc biểu tình biến thành bạo động tại Iraq vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (ngân hàng trung ương) vừa thông báo sẽ phát hành phiên bản hạn chế tiền giấy và tiền vàng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (18/7/1918-2018).
Một loạt các tờ tiền giấy được phát hành sẽ phác họa cuộc đời và sự nghiệp của cố Tổng thống Mandela từ khi ông được sinh ra là con của người đứng đầu bộ lạc ở thị trấn Mvezo và được nuôi dưỡng tại ngoại ô Eastern Cape, bị giam cầm 27 năm, góp phần to lớn chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu vào năm 1994.
Sinh ngày 18/7/1918, Nelson Mandela là biểu tượng cao nhất cho tinh thần đoàn kết dân tộc. Với sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột giữa cộng đồng người da màu chiếm đa số và nhóm người da trắng thiểu số cầm quyền.
Những đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo Nelson Mandela trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, chống đói nghèo, bất bình đẳng đã được đất nước Nam Phi cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới vinh danh bằng rất nhiều giải thưởng, tiêu biểu là giải Nobel Hòa bình năm 1993, giải thưởng Lenin của Liên Xô và giải thưởng Tự do của Mỹ.
Đặc biệt, tháng 11/2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 64 đã thống nhất lấy ngày 18/7 là “Ngày quốc tế Nelson Mandela”./.
Theo cáo trạng công bố ngày 19/7, có 4 nhà quản lý của nhà máy tại Nhật Bản được miễn truy tố bởi theo kết quả điều tra, những người này không nhận thức đầy đủ về hành vi vi phạm khi họ điều chỉnh các dữ liệu về độ bền của các sản phẩm nhôm thêm xuất khẩu.
Kobe Steel là tập đoàn thép lớn thứ ba của Nhật Bản, được thành lập từ năm 1905.
Vụ bê bối trên có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 600 công ty trên toàn thế giới nhập khẩu sản phẩm của công ty này; trong đó phải kể đến các nhà sản xuất ôtô, máy bay, các công ty thiết bị quốc phòng hay nhà sản xuất tàu cao tốc Shinkansen.
Ngoài những tập đoàn nội địa như Toyota Motor, Nissan Motor, Honda Motor, vụ bê bối còn ảnh hưởng tới các công ty nước ngoài như General Motors, Ford Motor, Airbus và Boeing.
Các công ty này đều đang tiến hành điều tra xem liệu sản phẩm của mình có bị ảnh hưởng lớn bởi vụ tai tiếng của Kobe Steel hay không.