Theo quan chức này, những tàu sân bay này vẫn đang ở ngoài khơi Australia.
Trước đó, Hải quân Mỹ hôm 8/4 cho biết họ sẽ điều một nhóm tác chiến hải quân dẫn đầu bởi tàu USS Carl Vinson "tiến lên phía Bắc", đây là "một biện pháp thận trọng nhằm răn đe Triều Tiên.
Các đồng minh của Mỹ ở châu Á ngày 19/4 đã im lặng xung quanh sự việc khó hiểu này.
Trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một người dân bình luận: "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một con hổ giấy," trong khi một bình luận khác viết "tàu sân bay Mỹ vừa đi vừa ngủ."
Một quan chức quân sự Hàn Quốc nói: "Chúng tôi không thể bình luận về nội dung các hoạt động của lực lượng Mỹ."
Nhật Bản, một đồng minh khác của Mỹ ở khu vực, đã không bình luận gì về sự khó hiểu này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận.
Chuyên gia nghiên cứu an ninh Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore cho rằng các nước khu vực sẽ thấy rằng sự hỗn loạn về vị trí nhóm tàu tấn công của Mỹ là điều "đáng lo ngại và khó hiểu."
Trong khi đó, Triều Tiên không quan tâm đến sự khó hiểu này, nhưng nói rằng Mỹ và các đồng minh không nên can dự vào Triều Tiên.
Ngày 19/4, giới chức Mỹ đã lên tiếng về việc này. Phát biểu với báo giới tại Saudi Arabia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis xác nhận lịch trình của tàu USS Carl Vinson đã được điều chỉnh song khẳng định hạm đội này đang trên đường đến Bán đảo Triều Tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Prague, trong các ngày từ 17-20/4, nhiệt độ tại Séc đã xuống thấp và tuyết rơi như giữa mùa Đông. Viện Khí tượng thủy văn Séc cho biết tuyết rơi, lạnh giá và gió mạnh ở nhiều địa phương.
Tại các khu vực núi cao, có nơi tuyết rơi dày tới 40 cm. Nhiệt độ ban đêm xuống âm 6 độ C, ảnh hưởng xấu tới mùa màng.
Hiện tượng rét vào trung tuần tháng 4 ở Séc rất hiếm gặp và đã gây nhiều bất tiện cho người dân. Chính quyền khuyến cáo người dân nên hạn chế du lịch đến các vùng núi cao, giữ ấm thân nhiệt, không đỗ xe dưới tán cây to...
Trong khi đó, tại tỉnh Nam Sakhalin của Liên bang Nga cũng chứng kiến hình thái thời tiết tương tự. Tuyết rơi dày trong đêm 18/4 đã gây mất điện trên diện rộng ở tỉnh này, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gần 8.000 cư dân tại đây. Trong ngày 19/4, toàn bộ học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 11) trong tỉnh đều phải nghỉ học tiết 1, vì không đủ điện chiếu sáng.
Cơ quan Khí tượng thủy văn Nga cho biết lượng tuyết rơi trong đêm qua bằng 1/3 lượng tuyết rơi trung bình của cả tháng và tương đương 19mm, sức gió lên tới 25 m/giây. Tuy nhiên, lượng tuyết rơi và sức gió trong ngày 19/4 tại Nam Sakhalin đã giảm./.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh an ninh được siết chặt, toàn bộ lực lượng an ninh Pháp đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ sau những vụ tấn công khủng bố mới đây.
Bên cạnh vấn đề kinh tế, bảo đảm việc làm, thì an ninh và quan điểm về các vấn đề chung của châu Âu được cho là các chủ đề sẽ tác động tới lá phiếu của cử tri, nhất là sau vụ tấn công nhằm vào cảnh sát ở ngay trung tâm thủ đô Paris ba ngày trước và xu hướng "hoài nghi châu Âu" gia tăng.
Ngày 24/4, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả sau khi kiểm 46 triệu phiếu trong tổng số gần 47 triệu phiếu bầu, theo đó ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron và ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen sẽ bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp dự kiến diễn ra ngày 7/5 tới.
Cùng ngày, ứng cử viên đảng Xã hội Benoit Hamon và cựu Thủ tướng Francois Fillon đã chính thức thừa nhận thất bại.
Ông Hamon cho rằng đảng Xã hội của ông đã phải chịu một “cú đòn mang tính lịch sử.”
Ông tuyên bố mặc dù thua cuộc nhưng chủ nghĩa cánh tả sẽ không bị đánh bại. Ông cũng kêu gọi các cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron để đánh bại đảng Mặt trận Quốc gia của bà Marine Le Pen.
Trong khi đó, ứng cử viên Francois Fillon tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron. Người phát ngôn của ông Fillon cho biết ông này vô cùng thất vọng sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống.
Một thành viên trong đảng “Những người cộng hòa” của ông Fillon, cựu Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đã kêu gọi cử tri tập hợp lại và ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron trong cuộc bỏ phiếu vòng 2.
Một thành viên khác là nghị sỹ Francois Baroin cho rằng việc ông Fillon không vào được vòng 2 là một "cơn địa chấn" đối với đảng “Những người cộng hòa.” Ông Baroin cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Macron và đảng sẽ tổ chức cuộc họp về vấn đề này.
Xem thêm tại đây: Bầu cử Tổng thống Pháp
Năm ngoái, Jennifer Aniston được nhận danh hiệu này ở tuổi 47.
Julia Roberts lần đầu tiên được tạp chí People trao danh hiệu này vào năm 1991, một năm sau khi tỏa sáng trong bộ phim hài lãng mạn “Pretty Woman” (Người đàn bà đẹp). Sau đó, cô tiếp tục được People xướng tên là người phụ nữ quyến rũ nhất hành tinh vào năm 2000, 2005 và 2010.
Phát biểu về danh hiệu mới nhận được, Julia Roberts bày tỏ sự tự hào cũng như tự tin vào giai đoạn "đỉnh cao" nhan sắc vẫn còn ở phía trước.
Julia Roberts, từng đoạt giải Oscar năm 2001 cho vai diễn trong phim “Erin Brockovich” (Nghị lực sống), đã kết hôn với nhà quay phim Danny Moder 14 năm. Cặp đôi có với nhau ba người con./.
Theo giới chức, các quầy bán hàng vỉa hè gây cản trở hoạt động đi lại của người đi bộ và việc lập lại trật tự đô thị này là cần thiết để giữ gìn hình ảnh của đường phố phong quang, sạch đẹp.
Tuy nhiên, người dân Bangkok thì cho rằng sự "mất trật tự" này là một trong những điểm nhấn của thủ đô, thu hút du khách quốc tế.
Theo họ, các quầy hàng là một nét văn hóa đặc trưng của "đất nước chùa tháp," là "cứu tinh" cho những người dân thu nhập thấp của thủ đô và cũng khiến Bangkok được CNN vinh danh hai lần liên tiếp là thành phố hàng đầu thế giới về thức ăn đường phố.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Du lịch và thể thao Thái Lan Kobkarn Wattanavrangkul đưa ra trong buổi họp báo ngày 21/4 đã khẳng định "Không có lệnh cấm các quầy bán thức ăn đường phố, thức ăn đường phố là một phần của chúng ta và một phần của cuộc sống."
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Wattanavrangkul cho biết giới chức Bangkok chỉ di dời một số quầy hàng tại một số khu vực nhất định. Theo bà, đây là chính sách phù hợp với thực tế, đồng thời nhấn mạnh một số người bán hàng ăn cần cải thiện để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Cuộc trưng cầu sửa đổi Hiến pháp này được cho là sẽ mở đường cho những diễn biến chính trị đáng chú ý nhất kể từ khi nền cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập năm 1923.
Với kết quả trưng cầu dân ý này, chính thể cộng hòa nghị viện của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thay thế bằng cộng hòa tổng thống. Tổng thống Erdogan sẽ được quyền ra tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa, đồng nghĩa với việc nếu ông chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2019 và 2024, ông sẽ nắm quyền nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ cho tới tận năm 2029.
Bên cạnh đó, ông cũng sẽ được quyền kiêm nhiệm vị trí cao nhất của đảng Công lý và Phát triển (AKP), một đảng đang có đa số áp đảo trong quốc hội.
Tuy giành được chiến thắng song các nhà phân tích cho rằng, chiến thắng của ông Erdogan trong cuộc trưng cầu dân ý lần này không phải là một chiến thắng được “tâm phục khẩu phục.”
Bởi trước hết đây là một chiến thắng rất sít sao với tỷ lệ số phiếu ủng hộ chỉ là 51,5%. Trong khi đó, cuộc trưng cầu này cũng được cho là chưa đạt được những tiêu chuẩn do Hội đồng châu Âu đề ra. Còn các đảng đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối kết quả này.
Cảnh sát Pháp cho biết, vụ nổ súng xảy ra khi một xe ôtô đã dừng bên cạnh một xe cảnh sát đang đỗ. Một người đàn ông đã ra khỏi xe và nổ súng về phía xe cảnh sát.
Theo nguồn tin cảnh sát, có ít nhất hai kẻ tấn công liên quan tới vụ nổ súng này, một kẻ tấn công đã bị cảnh sát tiêu diệt và một kẻ tấn công khác đã bỏ trốn. Cảnh sát Pháp đã phát lệnh truy nã đối với nghi can thứ 2.
Ngay sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng an ninh và quốc phòng vào ngày 21/4. Ông cũng khẳng định lực lượng an ninh sẽ ở mức cảnh giác cao nhất, đặc biệt liên quan đến tiến trình bầu cử sau vụ nổ súng này.
Vụ tấn công tại Đại lộ Champs-Elysees xảy ra chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 và hai ngày sau khi hai đối tượng bị cảnh sát Pháp bắt giữ ở thành phố Marseille với cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố.
Điều này cho thấy khủng bố vẫn đang là nỗi ám ảnh bao trùm nước Pháp hiện nay, trở thành thách thức đối với các lực lượng an ninh và mối đe dọa thường trực đối với người dân Pháp.
Trong một tuyên bố, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tổng hợp Barcelona và Viện nghiên cứu Cổ sinh vật học Catalan cho biết dấu chân hóa thạch được tìm thấy cùng với một loạt dấu vết hóa thạch của tổ tiên các loài cá sấu và khủng long, thuộc nhóm Archosauromorpha vốn thống trị khu vực sông Pyrenees cổ đại.
Các nhà khoa học đã đặt tên loài bò sát mới này là Prorotodactylus mesaxonichnus. Họ cho rằng loài bò sát này có hình dáng giống cá sấu nhưng chân to hơn và thân dài khoảng 1,5m.
Theo các nhà nghiên cứu, những dấu chân hóa thạch mà họ tìm thấy tại dãy núi Pyreness thuộc các động vật cổ đại di chuyển bằng cả bốn chi và thường để lại dấu vết đuôi của chúng. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm các mẫu xương hóa thạch của những động vật này.
Theo giả thuyết của các nhà khoa học, khoảng 252 triệu năm trước đây, một cuộc Đại tuyệt chủng tàn khốc đã hủy diệt sự sống trên Trái Đất, khiến 90% các loài sinh vật biến mất mãi mãi.