Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi có thể đã bị tiêu diệt
Ngày 16/6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này đã tiêu diệt được thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong vụ không kích một cơ sở chỉ huy của IS ở ngoại ô phía Nam thành phố Raqqa của Syria.
Tuy nhiên, ngày 20/6, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Gennady Gatilov cho biết, nước này vẫn chưa thể xác nhận được rằng thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt.
Đến ngày 23/6, liên quân do Mỹ đứng đầu chống IS cho biết họ không có bằng chứng rõ ràng về số phận của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, song đánh giá thấp khả năng Baghdadi có ảnh hưởng đáng kể đối với các trận chiến ở Iraq và Syria.
Nếu thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi được xác định là đã thiệt mạng, nhiều khả năng người kế nhiệm vị trí lãnh đạo tổ chức khủng bố này sẽ là một trong hai cấp phó Iyad al-Obaidi và Ayad al-Jumaili.
Cả hai nhân vật này đều từng là các sỹ quan Lục quân Iraq dưới thời cố Tổng thống Saddam Hussein.
Tuy nhiên, ngày 20/6, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Gennady Gatilov cho biết, nước này vẫn chưa thể xác nhận được rằng thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt.
Đến ngày 23/6, liên quân do Mỹ đứng đầu chống IS cho biết họ không có bằng chứng rõ ràng về số phận của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, song đánh giá thấp khả năng Baghdadi có ảnh hưởng đáng kể đối với các trận chiến ở Iraq và Syria.
Nếu thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi được xác định là đã thiệt mạng, nhiều khả năng người kế nhiệm vị trí lãnh đạo tổ chức khủng bố này sẽ là một trong hai cấp phó Iyad al-Obaidi và Ayad al-Jumaili.
Cả hai nhân vật này đều từng là các sỹ quan Lục quân Iraq dưới thời cố Tổng thống Saddam Hussein.
Đối thoại Mỹ-Trung lần đầu tiên dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 21/6, Trung Quốc và Mỹ đã khởi động cuộc đối thoại an ninh-ngoại giao đầu tiên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington.
Đây cũng là một trong 4 hình thức cấp cao nhất trong cơ chế đối thoại toàn diện được hai nước đưa ra tại cuộc gặp Mar-a-Lago giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại bang Florida (Mỹ) vào tháng 4 vừa qua.
Thực chất, đối thoại an ninh-ngoại giao theo mô hình 2+2 là cơ chế thay thế các nội dung an ninh trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thương niên dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hình thức mới này được coi là tái cấu trúc các cuộc đối thoại quá tải trước đây.
Đối thoại an ninh-ngoại giao giúp hai nước có cơ hội tập trung vào các vấn đề an ninh quan trọng hơn so với các cuộc đối thoại chiến lược trước đây, đồng thời tạo khuôn khổ để Trung Quốc cần phải có trách nhiệm cụ thể trong việc tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh chung.
Tại cuộc đối thoại an ninh-ngoại giao lần đầu tiên này, bán đảo Triều Tiên là vấn đề “phủ bóng” chương trình nghị sự. Hai bên đã nhất trí về một tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, phiên đối thoại an ninh-ngoại giao đầu tiên cũng thảo luận một số nội dung khác như tranh chấp biển Đông, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, thúc đẩy quan hệ quân sự Mỹ-Trung.
Đây cũng là một trong 4 hình thức cấp cao nhất trong cơ chế đối thoại toàn diện được hai nước đưa ra tại cuộc gặp Mar-a-Lago giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại bang Florida (Mỹ) vào tháng 4 vừa qua.
Thực chất, đối thoại an ninh-ngoại giao theo mô hình 2+2 là cơ chế thay thế các nội dung an ninh trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thương niên dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hình thức mới này được coi là tái cấu trúc các cuộc đối thoại quá tải trước đây.
Đối thoại an ninh-ngoại giao giúp hai nước có cơ hội tập trung vào các vấn đề an ninh quan trọng hơn so với các cuộc đối thoại chiến lược trước đây, đồng thời tạo khuôn khổ để Trung Quốc cần phải có trách nhiệm cụ thể trong việc tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh chung.
Tại cuộc đối thoại an ninh-ngoại giao lần đầu tiên này, bán đảo Triều Tiên là vấn đề “phủ bóng” chương trình nghị sự. Hai bên đã nhất trí về một tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, phiên đối thoại an ninh-ngoại giao đầu tiên cũng thảo luận một số nội dung khác như tranh chấp biển Đông, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, thúc đẩy quan hệ quân sự Mỹ-Trung.
Lở đất kinh hoàng tại Tứ Xuyên, hơn 100 người mất tích
Sáng 24/6, một vụ sạt lở núi nghiêm trọng đã xảy ra tại huyện Mậu, tỉnh Tứ Xuyên. Ước tính 18 triệu m3 đất đã đổ xuống chôn vùi một ngôi làng tại huyện Mậu.
Theo các thông tin mới nhất, tính đến chiều 25/6, vụ lở đất tại làng Tân Ma, huyện Mậu, tỉnh Tứ Xuyên đã làm 10 người thiệt mạng và 93 người mất tích.
Ước tính 18 triệu m3 đất đã đổ xuống chôn vùi một ngôi làng gồm 62 gia đình.
Vụ sạt lở là một trong những hậu quả của đợt mưa lớn kéo dài mấy ngày qua tại nhiều địa phương ở Trung Quốc.
Lở núi đã gây tắc dòng sông chảy qua địa phận đó khoảng 2km và chôn vùi 1,6km đường.
Sở An toàn lao động của tỉnh Tứ Xuyên đã đưa ra chỉ thị trên sáng cùng ngày sau khi radar giám sát cho thấy sườn đồi tại khu vực xảy ra lở đất vẫn đang dịch chuyển và biến dạng.
Theo các thông tin mới nhất, tính đến chiều 25/6, vụ lở đất tại làng Tân Ma, huyện Mậu, tỉnh Tứ Xuyên đã làm 10 người thiệt mạng và 93 người mất tích.
Ước tính 18 triệu m3 đất đã đổ xuống chôn vùi một ngôi làng gồm 62 gia đình.
Vụ sạt lở là một trong những hậu quả của đợt mưa lớn kéo dài mấy ngày qua tại nhiều địa phương ở Trung Quốc.
Lở núi đã gây tắc dòng sông chảy qua địa phận đó khoảng 2km và chôn vùi 1,6km đường.
Sở An toàn lao động của tỉnh Tứ Xuyên đã đưa ra chỉ thị trên sáng cùng ngày sau khi radar giám sát cho thấy sườn đồi tại khu vực xảy ra lở đất vẫn đang dịch chuyển và biến dạng.
Google chấm dứt hình thức quảng cáo gây tranh cãi trên Gmail
Cuối năm nay, Google sẽ chấm dứt hình thức quảng cáo bên trên Gmail (dịch vụ thư điện tử miễn phí do Google cung cấp) nhờ đọc nội dung email của chủ tài khoản.
Hình thức quảng cáo nói trên dựa vào việc phân tích nội dung các email đến và đi của các chủ tài khoản Gmail, theo đó, cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận nhiều hơn với người sử dụng.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này đã vấp phải nhiều chỉ trích và kiện tụng với cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư.
Trong thông báo ngày 23/6, tập đoàn Alphabet Inc. - "công ty mẹ" của gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trực tuyến Google - cho biết các quảng cáo sẽ tiếp tục xuất hiện bên trong phiên bản Gmail miễn phí dưới dạng tin quảng bá.
Nhưng thay vì tự động quét nội dung email của người dùng, quảng cáo sẽ dựa trên thông tin cá nhân khác mà Google thu thập được từ các nguồn khác như tìm kiếm và YouTube, cùng các hoạt động trên trình duyệt Chrome khi người dùng đăng nhập Gmail.
Hình thức quảng cáo nói trên dựa vào việc phân tích nội dung các email đến và đi của các chủ tài khoản Gmail, theo đó, cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận nhiều hơn với người sử dụng.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này đã vấp phải nhiều chỉ trích và kiện tụng với cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư.
Trong thông báo ngày 23/6, tập đoàn Alphabet Inc. - "công ty mẹ" của gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trực tuyến Google - cho biết các quảng cáo sẽ tiếp tục xuất hiện bên trong phiên bản Gmail miễn phí dưới dạng tin quảng bá.
Nhưng thay vì tự động quét nội dung email của người dùng, quảng cáo sẽ dựa trên thông tin cá nhân khác mà Google thu thập được từ các nguồn khác như tìm kiếm và YouTube, cùng các hoạt động trên trình duyệt Chrome khi người dùng đăng nhập Gmail.
Mỹ phát hiện hoạt động tại bãi thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên
Kyodo đưa tin, kênh CNN ngày 20/6 dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho hay lần đầu tiên trong vài tuần qua, các hình ảnh vệ tinh do thám của Mỹ đã phát hiện hoạt động tại bãi thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên.
Tuy nhiên, hai quan chức này còn nói hiện chưa rõ liệu hoạt động này có phải là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sắp tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu hay không.
Theo 2 quan chức này, vụ thử hạt nhân thứ sáu của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy rằng sức ép của Trung Quốc đối với Triều Tiên không có hiệu quả.
Mỹ đang sẵn sàng trước thềm cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh cấp cao Mỹ-Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 21/6 tại Washington, trong đó vấn đề gây sức ép đối với Triều Tiên được cho là chủ để thảo luận chính.
Trước đó cùng ngày, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế Triều Tiên, song ông cho rằng những nỗ lực này đều “không đem lại hiệu quả”./.
Tuy nhiên, hai quan chức này còn nói hiện chưa rõ liệu hoạt động này có phải là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sắp tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu hay không.
Theo 2 quan chức này, vụ thử hạt nhân thứ sáu của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy rằng sức ép của Trung Quốc đối với Triều Tiên không có hiệu quả.
Mỹ đang sẵn sàng trước thềm cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh cấp cao Mỹ-Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 21/6 tại Washington, trong đó vấn đề gây sức ép đối với Triều Tiên được cho là chủ để thảo luận chính.
Trước đó cùng ngày, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế Triều Tiên, song ông cho rằng những nỗ lực này đều “không đem lại hiệu quả”./.
NASA phát hiện 10 hành tinh mới cỡ Trái Đất ngoài Hệ Mặt Trời
Ngày 19/6, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố đã phát hiện 10 hành tinh mới ngoài Hệ Mặt Trời, có kích thước gần tương đương Trái Đất và nhiều khả năng có nước cũng như các điều kiện sống cần thiết.
Đây là kết quả khảo sát 219 ngôi sao có khả năng là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện trong khuôn khổ chương trình quan sát không gian triển khai từ năm 2009 do đội nghiên cứu Kepler của NASA thực hiện.
10 hành tinh mới được phát hiện nói trên quay xung quanh mặt trời của mình ở khoảng cách tương đương khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, khoảng cách được gọi là "vùng ở được," có thể có nước và các điều kiện duy trì sự sống.
Các nhà khoa học nhận thấy các hành tinh mới nói trên chia thành hai nhóm kích cỡ. Một nhóm nhỏ hơn là hành tinh đá và có kích thước lớn hơn Trái Đất 75%.
Nhóm còn lại là hành tinh khí, có kích thước lớn hơn rất nhiều, tương đương kích thước của sao Hải vương.
Đây là kết quả khảo sát 219 ngôi sao có khả năng là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện trong khuôn khổ chương trình quan sát không gian triển khai từ năm 2009 do đội nghiên cứu Kepler của NASA thực hiện.
10 hành tinh mới được phát hiện nói trên quay xung quanh mặt trời của mình ở khoảng cách tương đương khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, khoảng cách được gọi là "vùng ở được," có thể có nước và các điều kiện duy trì sự sống.
Các nhà khoa học nhận thấy các hành tinh mới nói trên chia thành hai nhóm kích cỡ. Một nhóm nhỏ hơn là hành tinh đá và có kích thước lớn hơn Trái Đất 75%.
Nhóm còn lại là hành tinh khí, có kích thước lớn hơn rất nhiều, tương đương kích thước của sao Hải vương.
(Vietnam+)