Ông được xem là một trong những nhà hoạt động vì quyền con người có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử nước Mỹ và được ghi danh vào lịch sử nhân loại như một người có tấm lòng bác ái cùng sức cảm hóa đặc biệt.
Tại một đất nước vẫn còn nhiều rạn nứt vì sự chia rẽ giai cấp và kỳ thị chủng tộc, hàng nghìn người dân đã tổ chức diễu hành trên mọi nẻo đường trong thành phố Memphis, bang Tennessee, nơi vị mục sư đáng kính và cũng là người từng được trao giải Nobel Hòa bình, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 39 khi bị một đối tượng da trắng bắn chết ngày 4/4/1968.
Ông ra đi khi ước mơ cháy bỏng về một tương lai nước Mỹ, khi người da trắng và người da màu có thể sống chung hòa thuận, bình đẳng vẫn còn dang dở.
Vụ việc xảy ra ở khu phố Brooklyn. Theo Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát New York, ông Terence Monahan, đường dây nóng 911 đã tiếp nhận nhiều cuộc gọi thông báo về một người đàn ông cầm súng chĩa vào người đi đường.
Cảnh sát đã tới khu vực hiện trường và tại đây, đối tượng đã chĩa một vật dụng dường như là một khẩu súng về phía họ trong tư thế của một người cầm súng hai tay. Các nhân viên an ninh đã nổ 10 phát súng vào người này.
Đối tượng đã được đưa tới bệnh viện, nhưng đã tử vong sau đó. Các đoạn ghi hình từ camera an ninh của một cửa hàng gần hiện trường cho thấy người này cầm một vật dụng có hình dáng giống một khẩu súng.
Vụ cảnh sát bắn người da màu gần đây nhất tại Mỹ xảy ra ngày 18/3 tại thành phố Sacramento, bang California. Trong vụ việc này, cảnh sát đã bắn chết một thanh niên da màu khi nhầm tưởng điện thoại di động mà đối tượng cầm trong tay là một khẩu súng. Vụ việc đã khiến dư luận Mỹ hết sức phẫn nộ, kéo theo các cuộc tuần hành phản đối trong nhiều ngày sau đó.
Đại diện gia đình xác nhận bà Madikizela-Mandela qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Johannesburg đầu giờ chiều ngày 2/4 sau khi liên tục phải nhập viện điều trị kể từ đầu năm.
Thông báo từ gia đình cho biết: "Bà đã chiến đấu dũng cảm chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và cống hiến cả cuộc đời mình vì sự tự do của đất nước."
Cuộc hôn nhân của bà Madikizela-Mandela và cố lãnh đạo Nam Phi bắt đầu từ năm 1958 và kéo dài trong 38 năm. Tuy nhiên, phần lớn thời gian hai người không ở bên nhau do ông Mandela bị cầm tù tới 27 năm.
Trong thời gian ông ở trong tù, bà đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt sự cai trị của thiểu số người da trắng tại Nam Phi. Bà đã bị bắt giam nhiều lần vì tham gia chống lại chế độ Apartheid và các cuộc vận động thả ông Mandela.
Năm 1990, ông Mandela được trả tự do song đến năm 1996, hai người ly hôn sau 4 năm ly thân. Bà Madikizela-Mandela là vợ thứ 2 trong số 3 người vợ của cố lãnh đạo Nam Phi.
Cuộc bình chọn do Hiệp hội Những người sưu tầm tiền giấy quốc tế (IBNS) thực hiện. Theo thông tin từ IBNS, tờ tiền mệnh giá 10 franc của Thụy Sĩ đã được bầu chọn là tờ tiền đẹp nhất trong năm 2017 tại một cuộc bỏ phiếu với "diễn biến đầy kịch tính, và kết quả sít sao chưa từng thấy."
Tờ tiền giấy đẹp nhất năm 2017 đã vượt qua các ứng cử viên khác là tờ tiền 10 bảng do Ngân hàng Hoàng gia Scotland phát hành với hình ảnh nhà khoa học nữ Mary Sommerville cũng như tờ tiền 10 đôla của Ngân hàng Canada với màu tím sống động.
Tờ tiền 10 franc Thụy Sĩ được phát hành vào tháng 10/2017. Vẫn giữ màu vàng của tờ tiền 10 franc cũ, tờ tiền hiện tại nhỏ hơn một chút so với tờ tiền cũ.
Về mặt đồ họa, chân dung kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ, Le Corbusier, hiện diện trên tờ 10 franc cũ, đã nhường chỗ cho các hình họa khác nhau mô tả chủ đề thời gian trên tờ tiền mới.
Theo sắc lệnh mới nhất của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh nội địa Mỹ sẽ phối hợp với các thống đốc bang để triển khai từ 2.000-4.000 binh sỹ của Lực lượng Vệ binh quốc gia tới biên giới phía Tây Nam, với nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng tuần tra biên giới.
Lực lượng này không được trang bị vũ khí và không tiến hành các hoạt động kiểm soát nhập cư hoặc hải quan.
Ngày 5/4, Đại sứ Mexico tại Mỹ Gerónimo Gutiérrez đã có công hàm đề nghị chính thức lên Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh nội địa Mỹ để yêu cầu giải thích về động thái này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mexico đã ra một thông cáo khẳng định nước này vẫn duy trì kênh liên lạc chặt chẽ với Bộ An ninh nội địa Mỹ về các kế hoạch liên quan đảm bảo an ninh biên giới chung.
Thông báo nêu rõ trên tất cả các kênh trao đổi về vấn đề này, Chính phủ Mexico đã khẳng định với phía Mỹ rằng quan hệ song phương sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu việc triển khai Lực lượng Vệ binh biến thành hành vi quân sự hóa khu vực biên giới.
Theo hãng tin DPA, hung thủ đã lái xe đâm thẳng vào các khách bộ hành. Cảnh sát đã yêu cầu người dân tránh khu vực hiện trường và không đưa ra những phỏng đoán thiếu căn cứ về nguyên nhân vụ việc.
Bộ Nội vụ Đức xác nhận đã ít nhất bốn người thiệt mạng trong vụ đâm xe, bao gồm cả tài xế gây ra vụ đâm xe. Trong khi đó, cảnh sát địa phương nói rằng người lái xe đã tự sát bằng súng sau khi đâm vào đám đông. Có khoảng 50 người bị thương trong vụ này.
Truyền thông Đức đưa tin thủ phạm vụ lao xe là một công dân Đức có vấn đề về tâm lý.
Ngày 8/4, cảnh sát Đức cho biết họ không thấy có dấu hiệu động cơ cực đoan hay chính trị liên quan vụ đâm xe. Hiện các cơ quan chức năng đang tập trung hướng điều tra vào tình trạng sức khỏe tâm thần của hung thủ. Bước đầu cảnh sát đã thu thập được những ghi chép cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng này ngày càng trầm trọng kể từ năm 2015.
Đây được xem là hành động "phản đòn" của Bắc Kinh trước việc Washington áp thuế nhập khẩu mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, đồng thời áp đặt các khoản thuế bổ sung trị giá 60 tỷ USD đối với Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ hủy bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm đưa trao đổi thương mại song phương đối với các sản phẩm liên quan trở về trạng thái bình thường.
Ngay sau động thái tăng thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng USD đã bị trượt giá trong ngày giao dịch 2/4 và phần nào tác động giá dầu thô và thị trường vàng trên thế giới.
Do đó, phản ứng lại, chính quyền Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đang "bóp méo" thị trường toàn cầu, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh không nên tấn công “các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ được buôn bán một cách công bằng.”
Các nhà phân tích nhận định, mặc dù những biện pháp đáp trả mới nhất của Trung Quốc được nhìn nhận là khá khiêm tốn, nhưng động thái trên được xem mới chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ mà những tổn thất hai bên sẽ phải gánh chịu là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, hiện Mỹ đang lâm vào thế khó hơn vì trong giao dịch thương mại với Trung Quốc, phần thâm hụt thương mại đang nghiêng về phía Mỹ với con số kỷ lục lên đến 276 tỷ USD (tính đến tháng 1). Do đó, dường như trong cuộc chiến thương mại này, có vẻ như Trung Quốc đang nắm phần lợi thế nhiều hơn.
Báo chí Pháp gọi đây là “Ngày thứ ba đen tối” tuy nhiên đây mới là ngày đầu tiên trong kế hoạch bãi công kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 3/4 đến ngày 28/6 do 4 nghiệp đoàn là CGT, Unsa, SUD, CFDT tổ chức.
Theo kế hoạch, trung bình 5 ngày thì có 2 ngày bãi công, 3 ngày làm việc (tức là sẽ có khoảng 36 ngày bãi công).
Những cuộc bãi công kéo dài này được coi là một thách thức lớn đối với kế hoạch cải cách lao động của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Những cải cách này tuy được giới doanh nghiệp ủng hộ nhưng nó lại bại công đoàn và người lao động phản đối mạnh mẽ. Những người bãi công lo ngại rằng việc cải cách, sau đó tư nhân hóa Công ty Đường sắt quốc gia Pháp sẽ dẫn đến việc họ bị mất quyền lợi như hiện nay, cắt giảm việc làm, rơi vào hoàn cảnh khó khăn…
Trước các cuộc đình công, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã cho biết, ông sẵn sàng lắng nghe ý kiến của những người bãi công và cả những người muốn đi làm.
Song chính phủ sẽ không nhượng bộ và ông tin rằng sẽ có được sự ủng hộ cải cách từ dân chúng.
Những cuộc đình công đã gây ảnh hưởng đến 4,5 triệu hành khách sử dụng hệ thống tàu đi làm mỗi ngày tại Pháp, khiến các hành khách phải chọn phương tiện khác để thay thế như xe buýt, đi chung xe…