Như vậy, với phán quyết của tòa án hiến pháp, bà Park đã trở thành nhà lãnh đạo được bầu dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất.
Ngay sau phán quyết, đảng Hàn Quốc Tự do cầm quyền của bà Park đã đưa ra lời xin lỗi, đồng thời tuyên bố đảng này tôn trọng phán quyết của tòa. Các đảng đối lập cũng đã hoan nghênh quyết định của tòa án, cho rằng đây là kết quả của cuộc cách mạng dân sự của người dân Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động và chính đảng theo đường lối tự do ở Hàn Quốc ngày 12/3 đã lên tiếng phê phán Tổng thống bị phế truất Park Geun-he sau khi bà trước đó cùng ngày đã đưa ra tuyên bố thách thức các cáo buộc tham nhũng.
Trong tuyên bố đầu tiên sau khi rời Phủ Tổng thống về nhà riêng ở Seoul trong bối cảnh 2 ngày trước đó Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất, bà Park nhấn mạnh rằng bà tin tưởng sự thật cuối cùng sẽ được phơi bày.
Tuyên bố này đã làm dấy lên những phản ứng giận dữ của các đối thủ chính trị của bà cũng như các nhà hoạt động dân sự đã tổ chức các cuộc biểu tình trong suốt 5 tháng qua.
Nghị sỹ Youn Kwan-suk của đảng Dân chủ đối lập chính cho rằng tuyên bố này là hướng tới những người ủng hộ bà Park chứ không phải người dân nói chung.
Dự kiến, cuộc bầu cử chọn người kế nhiệm bà Park sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày nữa, dự kiến ngày bầu cử có thể là ngày 9-5. Và chỉ vài giờ sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết phế truất Tổng thống Park Geun-hye, Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của nước này đã bắt đầu nhận đơn đăng ký của các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Các nhà phân tích cho rằng, hiện giờ là lúc người dân và chính giới Hàn Quốc tôn trọng phán quyết của tòa và đưa đất nước tiến lên.
Xem thêm tại đây: Bê bối của Tổng thống Hàn Quốc
Căng thẳng tiếp tục leo thang khi nhà chức trách Đức tuyên bố hủy các cuộc míttinh lớn của cộng đồng người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại nhiều địa điểm ở nước này như Gaggenau, Cologne và Frechen mà theo kế hoạch có sự tham gia của một số quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 5/3 cáo buộc "cách hành xử của Đức không khác gì cách hành xử thời phátxít," còn Berlin đe dọa sẽ trả đũa nếu như Ankara không có động thái xin lỗi. Tổng thống Erdogan thậm chí còn có động thái thách thức Berlin khi tuyên bố rằng nếu muốn ông sẽ đích thân đến Đức để kêu gọi sự ủng hộ của người gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức đối với những thay đổi hiến pháp nhằm trao quyền lớn hơn đối với tổng thống.
Sau tuyên bố của Tổng thống Erdogan, giới chính trị gia Đức đã có những phản ứng hết sức giận dữ, đồng thời đe dọa sẽ trả đũa nếu như Thổ Nhĩ Kỳ không có động thái xin lỗi. Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas đã gọi tuyên bố của ông Erdogan là "lố bịch, hổ thẹn và kỳ quặc." Tòa án Hiến pháp Đức ngày 10/3 ra phán quyết khẳng định các quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể viện dẫn quyền hiến định của Đức để tìm cách nhập cảnh vào nước này vì mục đích chính trị.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hà Lan ngày 9/3 tuyên bố nước này từ chối ủng hộ chuyến thăm của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tới Hà Lan để vận động cho kế hoạch cải cách hiến pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo kế hoạch, ngày 11/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp gỡ cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ tại Rotterdam còn ngày 10/3, Bộ trưởng Các vấn đề chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya sẽ tiến hành cuộc vận động tương tự tại Hengelo, phía Đông Hà Lan. Tuy nhiên, chính quyền cả hai địa phương trên đều đã thông báo hủy bỏ các sự kiện này.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố ông vẫn sẽ tới Hà Lan để vận động chính trị theo kế hoạch, bất chấp việc Chính phủ Hà Lan đã bày tỏ không ủng hộ chuyến thăm này của nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Ankara sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn về kinh tế và chính trị đối với Hà Lan nếu Amsterdam cản trở chuyến thăm này.
Căng thẳng ngoại giao tiếp tục leo thang nghiêm trọng khi cảnh sát Hà Lan trục xuất một bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách tới thành phố Rotterdam để tham dự một cuộc míttinh. Trong khi đó, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phong tỏa các cơ quan ngoại giao của Hà Lan tại nước này với lý do an ninh.
Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cực lực lên án việc Hà Lan không cho ông nhập cảnh bằng đường hàng không, cho rằng đây là một sự việc “không thể chấp nhận được." Sau đó, Ngoại trưởng Cavusoglu còn tuyên bố đáp trả hành động này.
Cũng trong ngày 11/3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã lên án những tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi gắn Hà Lan với chủ nghĩa phátxít, cho rằng việc này là "vượt quá giới hạn."
Ngày 12/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đe dọa Hà Lan sẽ phải "trả giá" vì hủy hoại quan hệ giữa hai nước. Phát biểu tại một buổi lễ ở Istanbul, Tổng thống Erdogan giận dữ nói: "Họ chắc chắc sẽ phải trả giá và cũng học được ngoại giao là gì. Chúng tôi sẽ dạy cho họ về ngoại giao quốc tế."
Ông Tayyip Erdogan đã kêu gọi các tổ chức quốc tế áp đặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào Hà Lan, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước đang gia tăng liên quan đến chiến dịch chính trị của Ankara đối với những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu.
Trong khi đó, ngày 12/3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết ông sẽ làm mọi thứ nhằm "xoa dịu" vụ tranh cãi ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ điều mà ông miêu tả là tồi tệ nhất mà Amsterdam phải trải qua trong những năm qua. Ông Rutte bày tỏ: "Tôi chưa từng trải qua điều này song chúng tôi muốn là một bên thận trọng hơn. Nếu họ (Thổ Nhĩ Kỳ) leo thang (căng thẳng) thì chúng tôi phải đáp trả, song chúng tôi sẽ làm mọi điều trong quyền hạn của mình để xoa dịu căng thẳng."
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người biểu tình đã giận dữ tập trung bên ngoài lãnh sự quán Hà Lan sau khi Hà Lan hôm 11/3 từ chối cho máy bay chở Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hạ cánh xuống nước này. Ngày 12/3, những người biểu tình đã nhanh chóng hạ cờ của Hà Lan tại lãnh sự quán nước này tại Istanbul và thay vào đó là cờ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Chính phủ Thụy Sĩ ngày 9/3 đã bác bỏ yêu cầu của chính quyền thành phố Zurich về việc hủy bỏ chuyến đi tới nước này của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nhấn mạnh chuyến thăm này không gây ra nguy cơ cao nào về an ninh đối với Thụy Sĩ vì vậy không có lý do gì phải hủy bỏ chuyến thăm. Tuy nhiên thông báo của Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ các cơ quan chức năng của Thụy Sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và sẵn sàng đưa ra các đề xuất trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, một cuộc gặp giữa ông Cavusoglu với đại diện cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Thụy Sĩ tại một khách sạn ở Zurich đã bị hủy bỏ vì lý do an ninh.
Trước đó, Áo cũng đã cấm các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ vận động cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước này ủng hộ kế hoạch cải cách hiến pháp nhằm tăng quyền lực cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Liên quan đến vụ việc này, Thủ tướng Đan Mạnh Lars Lokke Rasmussen cùng ngày đã đề xuất người đồng cấp Binali Yildirim của Thổ Nhĩ Kỳ hoãn chuyến thăm Đan Mạch theo kế hoạch sẽ diễn ra trong tháng này, do những tranh cãi về ngoại giao giữa Ankara và Amsterdam./.
Xem thêm tại đây: CĂNG THẲNG NGOẠI GIAO HÀ LAN-THỔ NHĨ KỲ
Đây được xem là động thái từ phía Triều Tiên nhằm trả đũa các cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Ba trong số tên lửa này đã rơi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã phải tiến hành cuộc họp khẩn cấp theo đề xuất của Mỹ và Nhật Bản để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lập tức lên án Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hủy hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không có thêm “các hành động gây căng thẳng.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí rằng các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là một “thách thức rõ ràng” đối với an ninh khu vực và cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Trump cũng có cuộc thảo luận tương tự với quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn về các kế hoạch đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Phía Nhật Bản cũng khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc nhằm ứng phó với hành động của Triều Tiên.
Xem thêm tại đây: Hàn Quốc đã xác định được loại tên lửa Triều Tiên mới phóng
Riêng Iraq, nước có trong danh sách lệnh cấm trước đó, đã được loại khỏi danh sách mới này, sau khi Iraq đồng ý về các biện pháp rà soát thị thực bổ sung.
Ngoài ra, công dân Syria không còn bị cấm vào Mỹ vô thời hạn như sắc lệnh đầu tiên. Công dân 6 nước trong danh sách mới nếu có quy chế định cư lâu dài tại Mỹ (tức là sở hữu Thẻ xanh) và những người hiện đang có thị thực hợp lệ thì cũng không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới này. Sắc lệnh nhập cư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/3.
Theo Tổng thống Trump thì sắc lệnh nhập cư sửa đổi này là nhằm đảm bảo nước Mỹ và công dân Mỹ được an toàn hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi sắc lệnh cấm nhập cảnh mới vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành, đã có nhiều phản ứng trái chiều từ giới chức Mỹ, các nước liên quan cũng như các tổ chức quốc tế.
Những người ủng hộ thì cho rằng, sắc lệnh đã thúc đẩy mục tiêu chung trong vấn đề bảo vệ nước Mỹ.
Nhưng những người phản đối thì quan ngại quan ngại sắc lệnh tạm thời này sẽ làm gia tăng sự khó khăn cho những đối tượng trong diện bị ảnh hưởng, đồng thời cho rằng sắc lệnh mới vẫn thể hiện sự phân biệt với những người theo đạo Hồi, và chưa giải quyết được những vấn đề chính tồn tại trong sắc lệnh cũ.
Wikileaks cho rằng, CIA đã sử dụng để xâm nhập điện thoại thông minh, máy tính, thậm chí là tivi có kết nối mạng Internet. Toàn bộ các dữ liệu của CIA liên quan đến hàng trăm triệu mã kết nối máy tính.
Tuy nhiên, Wikileaks không tiết lộ nguồn cung cấp thông tin, và chỉ nói rằng những tài liệu này - được gọi tên là “Vault 7” - đã được phổ biến trong giới tin tặc thuộc Chính phủ Mỹ và các nhà thầu theo một cách thức không được phép.
Số tài liệu vừa được Wikileaks công bố trên đã được CIA lưu hành trong khoảng thời gian từ năm 2013-2016. Đây được xem là “đợt công bố thông tin lớn nhất về tài liệu mật của CIA" mà Wikileaks đã từng công bố.
Người phát ngôn của CIA Dean Boyd cho biết, cơ quan này không bình luận về tính chân thực cũng như nội dung các tài liệu tình báo có chủ đích.
Tuy nhiên nếu những tài liệu trên là xác thực thì đây sẽ là thông tin khiến giới công nghệ quốc tế rúng động và có thể là đòn giáng mạnh nhằm vào CIA - tổ chức tình báo luôn duy trì tiềm lực xâm nhập mạng cho mục đích do thám.
Phía Malaysia cho rằng ông Kim Chol bị đầu độc, trong khi Triều Tiên lại khẳng định ông này chết vì cơn đau tim, tiểu đường và huyết áp cao. Triều Tiên đã nhiều lần cáo buộc Malaysia đưa ra những kết luận điều tra "mang tính thù địch," đồng thời khẳng định không chấp nhận kết quả điều tra của Kuala Lumpur.
Ngày 4/3, Malaysia đã trục xuất Đại sứ Triều Tiên Kang Chol với lý do ông này là "nhân vật không được hoan nghênh", đồng thời yêu cầu nhà ngoại giao này rời Malaysia trong vòng 48 giờ.
Đáp trả động thái này của Malaysia, ngày 6/3, Bộ Ngoại giao Triều Tiên thông báo trục xuất Đại sứ Malaysia tại Bình Nhưỡng, coi nhà ngoại giao này là "người không được hoan nghênh," đồng thời yêu cầu nhà ngoại giao này rời Triều Tiên trong vòng 48 giờ.
Ngày 7/3, Triều Tiên còn thông báo tạm thời cấm các công dân Malaysia rời khỏi nước này nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao và công dân Triều Tiên tại Malaysia.
Trước tình trạng căng thẳng gia tăng, ngày 8/3, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết Malaysia sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên để tìm ra giải pháp hòa bình cho những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman ngày 11/3 cho biết nước này sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với Triều Tiên trong những ngày tới về việc cho hồi hương 9 công dân Malaysia hiện đang lưu lại Bình Nhưỡng, sau khi họ bị cấm rời khỏi quốc gia Đông Bắc Á này.
Ngày 11/3, tờ New Straits Times dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahaya cho biết, ông Kim Chol, người được cho là ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, có thể sẽ được mai táng tại Malaysia nếu như không có người thân nào của ông đến nhận xác.
Xem thêm tại đây: ANH TRAI KIM JONG-UN BỊ SÁT HẠI
Dự thảo ban đầu của luật trên nêu ra 21 loại trọng tội sẽ phải chịu án tử hình hoặc tù chung thân, tuy nhiên, trong lần xem xét thứ hai tại Hạ viện hồi tuần trước, số tội danh đã được giảm bớt và giới hạn chỉ còn 8 tội danh liên quan đến ma túy.
Dự luật cuối cùng, vừa được Hạ viện thông qua, sẽ được trình Thượng viện phê chuẩn và sẽ trở thành luật sau khi được Tổng thống Rodrigo Duterte ký ban hành.
Trước đó, Philippines từng hủy bỏ bản án tử hình trong Hiến pháp năm 1987, trở thành nước châu Á đầu tiên không áp dụng mức án cao nhất này đối với bất kỳ tội danh nào.
Đến năm 1993, chính quyền của Tổng thống Fidel Ramos đã quyết định áp dụng mức án này đối với các đối tượng phạm trọng tội. Người tiền nhiệm của ông Duterte là cựu Tổng thống Gloria Arroyo đã bãi bỏ án tử hình năm 2006.
Đến lượt mình, ông Duterte, người vừa nhậm chức hồi tháng 6/2016, từng tuyên bố muốn khôi phục mức án này, cho rằng đây là một cách răn đe hiệu quả đối với các đối tượng phạm trọng tội.
Một nhóm khảo cổ chung của Đức và Ai Cập đã phát hiện các di tích trên ở một vùng đất hoang bùn lầy giữa các tòa nhà đổ nát tại Mattarya, khu vực vốn thuộc thành phố cổ Heliopolis, nay là một vùng rộng lớn gồm nhiều quận huyện ở Đông Bắc Cairo.
Hai bức tượng này được cho là tượng các pharaoh Vương triều thứ 19, trị vì từ 1314-1200 trước Công Nguyên (trước công nguyên).
Một bức tượng cao 8 mét tạc bằng đá thạch anh. Tuy chưa thể xác định được đây là tượng Pharaoh nào qua các nét chạm khắc, nhưng bức tượng này được tìm thấy tại cổng của đền thờ Vua Ramses II cho thấy đây có thể là tượng của vị pharaoh này.
Vua Ramses II, còn được biết đến với tên gọi Ramses Đại đế, là pharaoh thứ 3 của Vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại.
Ông được ghi nhận là một trong những pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Bức tượng còn lại làm bằng đá vôi từ thế kỷ 12 trước công nguyên dưới thời trị vì của Vua Seti II. Đây là vị vua đời thứ 5 của Vương triều thứ 19 và cai trị trong thời gian ngắn, từ năm 1203-1197 trước công nguyên.
Các nhà khảo cổ đang tìm cách kéo các bức tượng này lên và chuyển đến một khu vực khác để phục chế. Theo người đứng đầu nhóm khảo cổ của Ai Cập Aymen Ashmawy, phát hiện trên cho thấy tầm quan trọng của thành phố Heliopolis, nơi thờ vị thần Mặt Trời - thần Ra.