Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker dự kiến trong tuần tới sẽ công bố một kế hoạch tái định cư cho ít nhất 120.000 người di cư để giảm gánh nặng cho các nước được coi là cửa ngõ châu Âu gồm Italy, Hy Lạp và Hungary. Chủ tịch EU Donald Tusk cũng kêu gọi các quốc gia thành viên chia sẻ công tác tái định cư cho ít nhất 100.000 người di cư, cao hơn nhiều so với thỏa thuận 32.000 người hiện nay.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), trong năm nay hơn 350.000 người di cư đã liều lĩnh vượt Địa Trung Hải và khoảng 2.600 người đã thiệt mạng trên hành trình đầy nguy hiểm này để tìm kiếm cuộc sống mới ở châu Âu. Ngoài những trường hợp thiệt mạng khi vượt biển để đến châu Âu, khoảng 1.000 người di cư cũng đã chết khi tìm con đường khác như qua sa mạc Sahara và vịnh Bengal ở Nam Á. Đa số những người di cư mong muốn tìm đến "miền đất hứa" châu Âu để chạy trốn khỏi chiến tranh và cuộc sống nghèo đói.
Xem thêm tại đây: UNHCR: Khủng hoảng di cư là "thời khắc định hình" lại châu Âu
Đến nay, 32 Thượng nghị sỹ Dân chủ và hai Thượng nghị sỹ độc lập đã tuyên bố ủng hộ thỏa thuận trên, đồng nghĩa với việc phe Cộng hòa sẽ không thể tập hợp đủ một đa số áp đảo tại Thượng viện, gồm 100 ghế của nước này, để thông qua nghị quyết bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Obama. Đây có thể coi là một thắng lợi quan trọng của Chính quyền Obama sau những nỗ lực vận động hành lang trong mùa Hè vừa qua.
Các cố vấn của các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Quốc hội Mỹ cho biết mục tiêu tiếp theo của những người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran là tập hợp đủ ít nhất 41 phiếu ủng hộ để ngăn chặn nghị quyết bác bỏ thỏa thuận do phe Cộng hòa đề xuất. Để làm được điều này, Chính quyền Obama cần giành thêm được bảy phiếu ủng hộ nữa trong số 10 Thượng nghị sỹ vẫn chưa tuyên bố ủng hộ hay phản đối thỏa thuận.
Tuy nhiên, ngay cả khi Quốc hội Mỹ có thông qua một nghị quyết bác bỏ thỏa thuận hạt nhân mà Nhóm P5+1 đạt được với Iran, điều đó cũng chỉ đồng nghĩa với việc cơ quan lập pháp Mỹ duy trì các đòn trừng phạt của nước này đối với Tehran, chứ không thể ngăn chặn thỏa thuận này có hiệu lực. Bởi trên thực tế, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng Bảy vừa qua và đề ra những cách thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Xem thêm tại đây: Tổng thống Mỹ hội đủ số phiếu để thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran
Do không thể tới Na Uy nhận giải, nên Viện Hàn lâm Văn học và Tự do Biểu đạt của Na Uy đã tiến hành buổi lễ trao giải mang tính tượng trưng cho Snowden.
Cựu nhân viên tình báo Mỹ đã chứng kiến lễ trao giải cho ông qua truyền hình, sau đó ông đã có bài phát biểu thông qua video từ nơi ông đang cư trú tại Nga.
Giải thưởng Bjornson (đặt theo tên nhà văn Na Uy từng đoạt Nobel Văn học) có trị giá 100.000 kroner (12.700 USD).
Xem them tại đây: Cựu nhân viên tình báo Edward Snowden nhận giải thưởng Bjornson
Theo các công tố viên, đội ngũ điều tra đã phát hiện ba con số trên phần cánh và sau đó kết luận một trong những số này tương ứng với số seri của một cánh lái thuộc MH370.
Sau khi phát hiện phần cánh máy bay hồi cuối tháng Bảy trên hòn đảo thuộc lãnh thổ hải ngoại của Pháp, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhanh chóng tuyên bố mảnh vỡ này thuộc về MH370, song các điều tra viên Pháp khi đó thận trọng hơn và mảnh vỡ được đưa về Pháp để kiểm tra.
Xem thêm tại đây: Malaysia tăng cường tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370
Thay vì đưa ra một lời xin lỗi, cựu Ngoại trưởng Clinton tuyên bố lấy làm tiếc vì sự việc này đã khiến những cử tri yêu quý bà "lúng túng."
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết có thêm 150 thư điện tử trao đổi công việc của cựu Ngoại trưởng Clinton được xác định có các thông tin mật, nâng tổng số bức thư có chứa thông tin mật lên 200. Số thư điện tử này nằm trong số 7.000 trang thư điện tử của bà được Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố.
Hiện, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng Thanh tra Chính phủ Mỹ và Cục Điều tra liên bang (FBI) vẫn đang cùng rà soát hàng nghìn thư điện tử của bà Clinton để xác định các bức thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Mỹ có chứa các dữ liệu liên bang và thông tin mật hay không.
Xem thêm tại đây: Mỹ công bố 7.000 trang thư điện tử của bà Hillary Clinton
Theo các số liệu vừa công bố ngày 1/9, sản lượng dầu của Iran trong tháng Tám đã tăng thêm 50.000 thùng/ngày lên 2,9 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 7/2012 khi các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran, dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong sản lượng, cũng như việc cắt giảm xuất khẩu dầu tới hơn 50% của nước này.
Ngày 29/8 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu khẳng định rằng Iran đã thành công trong việc tăng sản lượng dầu thô từ 2,7 triệu thùng/ngày lên 2,9 triệu thùng/ngày trong hai năm qua. Hiện Iran đang xuất khẩu trên 1 triệu thùng dầu/ngày.
Bộ trưởng Dầu khí Bijan Zangeneh cho hay nước này có kế hoạch tăng sản lượng xuất khẩu thêm 1 triệu thùng nữa trong vòng sáu tháng sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ. Mục tiêu trước mắt của Iran trong thời gian này là lấy lại thị phần của họ trên thị trường dầu mỏ thế giới mặc dù giá dầu đang giảm mạnh.
Xem thêm tại đây: Sản lượng dầu mỏ của Iran tăng cao nhất trong ba năm qua
Kết quả khảo sát chính thức cho thấy hoạt động chế tạo ở Trung Quốc trong tháng Tám giảm với tốc độ nhanh nhất trong ba năm.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong tháng Tám giảm từ mức 50 điểm trong tháng Bảy xuống 49,7 điểm, dưới 50 điểm (ngưỡng phân định chiều hướng tăng trưởng và suy giảm) và là thấp nhất kể từ tháng 8/2012.
Còn theo khảo sát của tư nhân, hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng Tám giảm mạnh nhất trong sáu năm rưỡi.bPMI cuối cùng cho lĩnh vực này theo khảo sát của Caixin/Markit giảm từ 47,8 điểm trong tháng Bảy xuống 47,3 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Thêm vào đó, lĩnh vực dịch vụ, một trong những điểm sáng hiếm hoi của một nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn này, cũng xuất hiện dấu hiệu báo động về nguy cơ mất động lực, khi tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn một năm.
Xem thêm tại đây: Thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà
Trong một thông báo đưa ra ngày 2/9, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết độ cao chính xác của đỉnh Denali hiện là 6.190m, thay vì con số 6.193,5m được ghi nhận bằng cách sử dụng công nghệ hồi những năm 50 của thế kỷ trước.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân độ cao mới được ghi nhận của Denali bị "bốc hơi" 3,5m không phải là do ngọn núi này thực sự bị "lùn" đi mà do cách tính toàn bằng những công nghệ hiện đại để cho ra kết quả chính xác hơn, trong đó có sử dụng Hệ thống Định vị toàn cầu (GPS).
Trước đó, ngày 30/8, Nhà Trắng thông báo đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ McKinley đã đổi tên thành Denali nhân chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến bang Alaska, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài hàng chục năm qua liên quan tới tên ngọn núi này.
Xem thêm tại đây: Obama đổi tên đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ McKinley thành Denali
Đội thí nghiệm thuộc bảo tàng voi ma mút của Viện Sinh thái học, Đại học liên bang Đông Bắc ở Yakutsk, hy vọng có thể lấy được những mẫu DNA từ việc quét hơn 2.000 mẫu vật họ đang lưu trữ.
Một phòng thí nghiệm hiện đại thuộc cơ sở này cũng sẽ được đưa vào sử dụng để phân tích các mẫu vật mới nhằm tránh nguy cơ hư hại trong quá trình vận chuyển đến phòng thí nghiệm khác ở nơi xa.
Mục tiêu của kế hoạch hồi sinh động vật tiền sử này là để tạo ra một “Công viên kỷ Jura” đời thực làm nơi sinh sống của những động vật đã tuyệt chủng bên bờ sông Kolyma ở Yakutia.
Xem thêm tại đây: Nhân bản vô tính động vật từ thời tiền sử để tạo “Công viên kỷ Jura”
Kết quả của một cuộc điều tra kéo dài nhiều tuần cho thấy có 381 tài khoản tại Wikipedia phiên bản tiếng Anh mà chủ tài khoản đã bí mật nhận các khoản tiền để quảng cáo cho các đối tượng bên ngoài.
Các biên tập viên của Wikipedia chịu trách nhiệm tiến hành điều tra cho biết có lý do để tin rằng một số chủ tài khoản đã thậm chí đã sử dụng các phương thức sai trái có thể coi là tống tiền. Cụ thể, một số trường hợp, có những tài khoản đã giả danh đại diện của Wikipedia để đòi tiền từ những đối tượng có bài viết giới thiệu trên hệ thống bách khoa toàn thư mở này.
Bên cạnh việc chặn 381 tài khoản vi phạm, Wikipedia cũng cho xóa 210 bài viết do các người dùng trên tạo ra. Đại diện của Quỹ Wikimedia, đơn vị chủ quản của Wikipedia, cho hay các bài viết trên về bản chất mang mục đích quảng cáo và thường chứa các thông tin không trung thực, các dữ liệu không dẫn nguồn và có khả năng vi phạm bản quyền.
Xem thêm tại đây: Wikipedia phát hiện hàng trăm tài khoản biên tập phi pháp