Thái Lan: Phản ứng trái chiều đối với Luật về đảng chính trị

Sau khi Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan bỏ phiếu thông qua Dự luật Đảng chính trị, đã xuất hiện các phản ứng trái chiều từ các lực lượng chính trị trong nước đối với dự luật này.
Thái Lan: Phản ứng trái chiều đối với Luật về đảng chính trị ảnh 1Lãnh đạo Đảng Puea Thai, ông Chaturon Chaisang. (Nguồn: chiangraitimes)

Sau khi Hội đồng Lập pháp Quốc gia (Quốc hội - NLA) Thái Lan hôm 15/6 bỏ phiếu thông qua Dự luật Đảng chính trị, đã xuất hiện các phản ứng trái chiều từ các lực lượng chính trị trong nước đối với dự luật này.

Lãnh đạo Đảng Puea Thai, ông Chaturon Chaisang cho rằng hệ thống bầu cử này sẽ tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ đảng vì các thành viên của đảng sẽ tập trung vào cá nhân hơn là cho toàn bộ đảng. Các đảng lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong khi các đảng nhỏ cũng khó có thể sống sót.

Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ, ônh Nipit Intharasombat cũng cho rằng hệ thống bầu cử này cũng chỉ hỗ trợ bầu cử địa phương.

Dự luật trên thống nhất sử dụng hệ thống bầu cử cơ sở, giúp giảm tập trung quyền lực đối với đảng chính trị. Đây là lần đầu tiên Thái Lan dự kiến áp dụng hệ thống bầu cử này và sẽ được sử dụng trong cuộc bầu cử Hạ viện tới.

[Thái Lan điều tra việc lợi dụng mạng xã hội cho âm mưu chính trị]

Theo hệ thống bầu cử này, các đảng chính trị phải có đại diện tại các khu vực bầu cử; thành lập một ủy ban để chọn ứng cử viên; ủy ban này sẽ đăng ký ứng cử viên nghị sỹ, kiểm tra tiêu chuẩn và gửi danh sách đến khu vực bầu cử địa phương; ít nhất 100 thành viên của đảng hoặc ít nhất 50 đại diện của đảng ở cấp tỉnh phải tham gia bầu nghị sỹ.

Tuy nhiên, đây chưa phải là phiên bản cuối cùng của dự luật trên, bởi các nhà soạn thảo luật, Ủy ban Bầu cử (EC) và Tòa án Hiến pháp sẽ có 10 ngày để xem xét các điều khoản sửa đổi và sau đó gửi trở lại NLA.

Sau khi Luật Đảng chính trị có hiệu lực, đồng nghĩa với việc lệnh cấm hoạt động chính trị sẽ được gỡ bỏ để các đảng có thể chuẩn bị cho chiến dịch vận động tranh cử./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục