"Thay đổi quyền lực ở châu Á-TBD không nhất thiết phải chiến tranh"

Trong mục phân tích và bình luận mới đây của hãng tin ABC, các chuyên gia an ninh Australia nhấn mạnh rằng thay đổi quyền lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không nhất thiết phải chiến tranh.
"Thay đổi quyền lực ở châu Á-TBD không nhất thiết phải chiến tranh" ảnh 1Hình ảnh vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Trong mục phân tích và bình luận mới đây của hãng tin ABC, các chuyên gia an ninh Australia nhấn mạnh rằng thay đổi quyền lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không nhất thiết phải chiến tranh.

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Australia, Đô đốc Chris Barrie cho rằng nếu không được chuẩn bị trước, việc Australia có thể bị xâm lược chỉ là vấn đề thời gian trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vì có quá nhiều điểm căng thẳng trong khu vực. 

Theo ông Barrie, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ là một trong số những điểm căng thẳng, hay việc Mỹ tuần tra hải quân ở khu vực này hay việc Trung Quốc phản đối một dự luật quốc phòng của Mỹ mới đây có thể cho phép tàu chiến Mỹ đến thăm Đài Loan.


[Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa]

Chương trình tên lửa của Triều Tiên là một điểm nóng khác, với việc Nhật Bản trong tuần này kêu gọi Liên hợp quốc tăng áp lực đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm ngăn chặn một vụ thử nghiệm mới.

Trong khi đó, nhiều bài báo mô tả khu vực như một "mồi lửa," trực chờ bùng nổ chiến tranh. Do đó, một tính toán sai lầm hoặc hiểu lầm... cũng có thể đẩy Australia đến bờ vực cuộc chiến.

Tiến sỹ Ashley Townshend của Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney đồng ý với ý kiến của Đô đốc Barrie, cho rằng đó là một viễn cảnh ảm đạm và tất cả đều phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực mong manh để duy trì sự ổn định của khu vực.

Nhưng ông Townshend cũng lưu ý rằng trong vài năm trở lại đây những bước đi quan trọng đã được thực hiện để quản lý một số rủi ro.

Theo ông Townshend, một sự cạnh tranh chiến lược rõ ràng và bền vững đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc ở ngay "sân sau" của Australia. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý một số biện pháp xây dựng lòng tin quân sự nhằm giảm nguy cơ một cuộc đụng độ bất ngờ giữa máy bay chiến đấu hay tàu chiến ở các vùng biển và bầu trời mở.

Cả hai chuyên gia đều nhận định rằng trong thời gian tới, những bất đồng cố hữu ở Biển Hoa Đông và Biển Đông hay vấn đề Triều Tiên sẽ tiếp tục tạo ra sự cọ xát lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, khả năng dẫn đến đối đầu quân sự trực diện giữa hai cường quốc này là không thể xảy ra. Và thế cân bằng quyền lực ở khu vực này sẽ thay đổi một cách hòa bình theo thời gian./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.