Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng không mấy mặn mà với tấm chứng chỉ sư phạm. Với kiểu "học mà chơi, chơi mà học" của nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm hiện nay, chẳng cơ quan nào dám “liều” mình nhận về sản phẩm của hình thức đào tạo này.
Thi chứng chỉ như... chạy sô ca nhạc
Kể lại chuyện dùi mài kính sử lấy tấm bằng chứng chỉ sư phạm của mình, Lê Tuyết Mai (cựu sinh viên khoa Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) vẫn không nín được cười. Năm thứ ba, theo lời mách của bạn bè trong lớp rằng phải cố kiếm cái chứng chỉ sư phạm để làm “bùa” hộ thân khi tốt nghiệp, Mai đã đăng ký một khóa học với thời gian 6 tháng.
“Nhắm mắt đóng hơn 2 triệu để được đi học. Giờ nghĩ lại, kiến thức, kinh nghiệm thì chưa biết đến đâu nhưng không khí đúng là ‘vui’ như đi hội”, Mai nói.
Theo Mai, lớp học “vui” trước hết bởi sự biến đổi trạng thái liên tục. 6h tối, thời điểm lớp học bắt đầu cũng là lúc “quán ăn” dần hình thành.
“Phía này bánh mỳ, bánh ngọt đua nhau sột soạt, đằng góc lớp, dàn mỳ tôm còn nghi ngút khói đua nhau ‘tỏa hương’ khiến không khí trong lớp hấp dẫn vô cùng”, Mai hóm hỉnh kể.
18h30, khi hàng chục cái bụng đã tạm “ngủ yên” cũng là lúc “chợ buôn chuyện” bắt đầu vào phiên. Vậy là, ở trên thầy cứ mải mê giảng, ở dưới trò cứ…mê mải “tán”. Có anh học viên cao hứng còn quay hẳn người lại bàn sau để tâm sự thêm năng suất. “Lớp học vì thế sôi nổi vô cùng, muốn học thành thử cũng khó”, Mai lắc đầu thở dài.
Thoải mái thế, nhưng theo lời Mai, lớp của Mai không có ai dám nghỉ bởi thầy điểm danh cũng khá “rát”. Tới giờ ra chơi, thế nào lớp cũng đủ cả, vậy là gần trăm người nhồi nhét trong phòng học chật chội. Vậy mới có cảnh, một bàn “chở” tới 6, 7 người. Thậm chí, có người chậm chân đến muộn còn phải lấp ló ngoài hành lang chờ tới lượt điểm danh.
Tuy nhiên, theo lời Mai, điểm danh kỹ lưỡng như vậy với lớp chứng chỉ sư phạm là khá hiếm và cũng tùy thầy cô. Ngọc, cựu sinh viên khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kể rằng cũng từng nếm trải kinh nghiệm lớp học chứng chỉ 3 tháng. Tuy nhiên, tuyệt nhiên suốt cả khóa học, việc điểm danh hiếm hoi vô cùng. Trớ trêu hơn, có môn học được 10 buổi mà mới gặp thầy đúng…3 lần, còn lại học viên chơi dài tới quá nửa số buổi học.
Lục lại những kỷ niệm nhớ đời trong thời gian học chứng chỉ, Lê Tuyết Mai cười méo mó kể, có môn học, lịch thi chỉ báo trước cho học viên đúng 1 ngày khiến cả lớp nháo nhào. Người nào chăm thì cố gắng học ngấu nghiến cả đêm cũng chỉ mong sao trúng tủ, phần đông “buông súng” từ lúc nhận lịch thi. Bởi thế mới có chuyện, đa số vào phòng thi với tâm lý “quay được ăn cả, ngã về không”.
"Nhưng, đáng nói nhất là chuyện trong một buổi sáng, tại cùng một phòng thi, chúng tôi phải làm tới 3 môn cùng một lúc. Trong phòng thi, cứ ai làm xong môn này sẽ được giám thị phát đề luôn cho môn tiếp theo. Thành ra, có cảnh người bên cạnh vẫn hí hoáy với câu hỏi của một môn, mình đã làm sang môn kế tiếp", Mai kể.
“Lúc ấy, chúng tôi vừa lo, lại cũng vừa buồn cười vì hóa ra thi lấy chứng chỉ sư phạm chả khác gì đang chạy sô ca nhạc”, Mai cho biết.
Cần trả chứng chỉ sư phạm về giá trị vốn có!
Thừa nhận tình trạng nhộn nhạo ở một số cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm, ông Phạm Văn Chín, phó trưởng phòng đào tạo trường đại học Sư phạm Hà Nội còn cho biết thêm, có những nơi sinh viên chỉ cần nộp tiền rồi lấy chứng chỉ mà hầu như không phải học.
“Đây là hình thức mua bán, hay thậm chí là lừa đảo. Chính điều này khiến đánh giá của xã hội về chứng chỉ sư phạm giảm đi rất nhiều”, ông Chín khẳng định.
Bàn về biện pháp nâng cao chất lượng của chứng chỉ này, ông Chín cho rằng, trước hết các cơ sở phải quản lý chặt chẽ các khóa học. Ông Chín cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thời gian thực tập bởi “đối với người học, nhất là sinh viên các ngành ngoài sư phạm, đây chính là thời gian để học làm quen với kỹ năng đứng lớp”.
Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn cho biết thêm, chúng ta cần phải ban hành khung chương trình chung cho các cơ sở đào tạo, tránh tình trạng mỗi nơi một phách.
Thêm nữa, công tác rà soát kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất với những cơ sở này cần phải đẩy mạnh thường xuyên. Trên cơ sở đó, cần dừng ngay các hình thức quảng cáo trái phép trên mạng của nhiều trung tâm tin học, ngoại ngữ hay thậm chỉ cả công ty tư nhân. Theo ông này, quảng cáo mà không rõ ràng, mập mờ, không đảm bảo thông tin chuẩn thì chính là lừa đảo người học.
Đây cũng chính là những phương hướng cơ bản mà Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sẽ trình lên lãnh đạo Bộ giáo dục và đào tạo vào đầu năm 2010 nhằm trả chứng chỉ sư phạm về đúng giá trị vốn có của nó./.
Thi chứng chỉ như... chạy sô ca nhạc
Kể lại chuyện dùi mài kính sử lấy tấm bằng chứng chỉ sư phạm của mình, Lê Tuyết Mai (cựu sinh viên khoa Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) vẫn không nín được cười. Năm thứ ba, theo lời mách của bạn bè trong lớp rằng phải cố kiếm cái chứng chỉ sư phạm để làm “bùa” hộ thân khi tốt nghiệp, Mai đã đăng ký một khóa học với thời gian 6 tháng.
“Nhắm mắt đóng hơn 2 triệu để được đi học. Giờ nghĩ lại, kiến thức, kinh nghiệm thì chưa biết đến đâu nhưng không khí đúng là ‘vui’ như đi hội”, Mai nói.
Theo Mai, lớp học “vui” trước hết bởi sự biến đổi trạng thái liên tục. 6h tối, thời điểm lớp học bắt đầu cũng là lúc “quán ăn” dần hình thành.
“Phía này bánh mỳ, bánh ngọt đua nhau sột soạt, đằng góc lớp, dàn mỳ tôm còn nghi ngút khói đua nhau ‘tỏa hương’ khiến không khí trong lớp hấp dẫn vô cùng”, Mai hóm hỉnh kể.
18h30, khi hàng chục cái bụng đã tạm “ngủ yên” cũng là lúc “chợ buôn chuyện” bắt đầu vào phiên. Vậy là, ở trên thầy cứ mải mê giảng, ở dưới trò cứ…mê mải “tán”. Có anh học viên cao hứng còn quay hẳn người lại bàn sau để tâm sự thêm năng suất. “Lớp học vì thế sôi nổi vô cùng, muốn học thành thử cũng khó”, Mai lắc đầu thở dài.
Thoải mái thế, nhưng theo lời Mai, lớp của Mai không có ai dám nghỉ bởi thầy điểm danh cũng khá “rát”. Tới giờ ra chơi, thế nào lớp cũng đủ cả, vậy là gần trăm người nhồi nhét trong phòng học chật chội. Vậy mới có cảnh, một bàn “chở” tới 6, 7 người. Thậm chí, có người chậm chân đến muộn còn phải lấp ló ngoài hành lang chờ tới lượt điểm danh.
Tuy nhiên, theo lời Mai, điểm danh kỹ lưỡng như vậy với lớp chứng chỉ sư phạm là khá hiếm và cũng tùy thầy cô. Ngọc, cựu sinh viên khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kể rằng cũng từng nếm trải kinh nghiệm lớp học chứng chỉ 3 tháng. Tuy nhiên, tuyệt nhiên suốt cả khóa học, việc điểm danh hiếm hoi vô cùng. Trớ trêu hơn, có môn học được 10 buổi mà mới gặp thầy đúng…3 lần, còn lại học viên chơi dài tới quá nửa số buổi học.
Lục lại những kỷ niệm nhớ đời trong thời gian học chứng chỉ, Lê Tuyết Mai cười méo mó kể, có môn học, lịch thi chỉ báo trước cho học viên đúng 1 ngày khiến cả lớp nháo nhào. Người nào chăm thì cố gắng học ngấu nghiến cả đêm cũng chỉ mong sao trúng tủ, phần đông “buông súng” từ lúc nhận lịch thi. Bởi thế mới có chuyện, đa số vào phòng thi với tâm lý “quay được ăn cả, ngã về không”.
"Nhưng, đáng nói nhất là chuyện trong một buổi sáng, tại cùng một phòng thi, chúng tôi phải làm tới 3 môn cùng một lúc. Trong phòng thi, cứ ai làm xong môn này sẽ được giám thị phát đề luôn cho môn tiếp theo. Thành ra, có cảnh người bên cạnh vẫn hí hoáy với câu hỏi của một môn, mình đã làm sang môn kế tiếp", Mai kể.
“Lúc ấy, chúng tôi vừa lo, lại cũng vừa buồn cười vì hóa ra thi lấy chứng chỉ sư phạm chả khác gì đang chạy sô ca nhạc”, Mai cho biết.
Cần trả chứng chỉ sư phạm về giá trị vốn có!
Thừa nhận tình trạng nhộn nhạo ở một số cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm, ông Phạm Văn Chín, phó trưởng phòng đào tạo trường đại học Sư phạm Hà Nội còn cho biết thêm, có những nơi sinh viên chỉ cần nộp tiền rồi lấy chứng chỉ mà hầu như không phải học.
“Đây là hình thức mua bán, hay thậm chí là lừa đảo. Chính điều này khiến đánh giá của xã hội về chứng chỉ sư phạm giảm đi rất nhiều”, ông Chín khẳng định.
Bàn về biện pháp nâng cao chất lượng của chứng chỉ này, ông Chín cho rằng, trước hết các cơ sở phải quản lý chặt chẽ các khóa học. Ông Chín cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thời gian thực tập bởi “đối với người học, nhất là sinh viên các ngành ngoài sư phạm, đây chính là thời gian để học làm quen với kỹ năng đứng lớp”.
Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn cho biết thêm, chúng ta cần phải ban hành khung chương trình chung cho các cơ sở đào tạo, tránh tình trạng mỗi nơi một phách.
Thêm nữa, công tác rà soát kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất với những cơ sở này cần phải đẩy mạnh thường xuyên. Trên cơ sở đó, cần dừng ngay các hình thức quảng cáo trái phép trên mạng của nhiều trung tâm tin học, ngoại ngữ hay thậm chỉ cả công ty tư nhân. Theo ông này, quảng cáo mà không rõ ràng, mập mờ, không đảm bảo thông tin chuẩn thì chính là lừa đảo người học.
Đây cũng chính là những phương hướng cơ bản mà Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sẽ trình lên lãnh đạo Bộ giáo dục và đào tạo vào đầu năm 2010 nhằm trả chứng chỉ sư phạm về đúng giá trị vốn có của nó./.
Xuân Sơn (Vietnam+)