Thời tiết cản trở công tác tìm kiếm tàu ngầm mất tích của Argentina

Gió xoáy và sóng cao ở Nam Đại Tây Dương tiếp tục cản trở việc tìm kiếm chiếc tàu ngầm ARA San Juan mất tích của Argentina cùng với 44 thủy thủ trên tàu.
Thời tiết cản trở công tác tìm kiếm tàu ngầm mất tích của Argentina ảnh 1Tàu ngầm ARA San Juan, ARA Salta và ARA Santa Cruz tới căn cứ hải quân Mar del Plata, Argentina. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hải quân Argentina ngày 18/11 cho biết gió xoáy và sóng cao ở Nam Đại Tây Dương tiếp tục cản trở việc tìm kiếm chiếc tàu ngầm ARA San Juan mất tích của nước này cùng với 44 thủy thủ trên tàu.

Trước đó, ngày 17/11, chiếc tàu ngầm trên đã bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn. Ngay sau khi phát hiện tàu bị mất tích, chính quyền Argentina đã tiến hành một chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn khẩn cấp.

[Tàu ngầm Argentina mất tích khi đang tuần tra tại Đại Tây Dương]

Người phát ngôn Hải quân Argentina Gabriel Gonzalez cho biết chính quyền vẫn nỗ lực hết sức để tìm kiếm chiếc tàu trên và dưới nước bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn.

Theo người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Argentina Enrique Balbi, ngày 15/11 là lần cuối cùng tàu ngầm này liên lạc với đất liền. Ông Balbi bác bỏ giả thiết về một vụ cháy có thể đã xảy ra trên tàu, song không loại trừ khả năng “có trục trặc kỹ thuật.”

 

Tàu ngầm ARA San Juan, có căn cứ tại thành phố Mar del Plata, cách Buenos Aires hơn 400km, là tàu ngầm loại TR-1700 do Đức sản xuất và được Hải quân Argentina đưa vào sử dụng năm 1985.

Tàu sử dụng hệ thống động cơ diesel truyền thống, được thiết kế để sử dụng trong các cuộc tấn công từ dưới mặt nước trong các trận chiến cũng như chống buôn lậu trên biển.

Khi mất liên tạc, tàu ARA San Juan đang trên đường trở về Mar del Plata từ căn cứ quân sự Ushuaia, cực Nam Argentina, cách Buenos Aires hơn 3.000km./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.