Ngày 5/4, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiêncứu Chiến lược, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế “ViệtNam và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh phát triển mới,” nhân kỷ niệm 35 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang có nhiều bước tiến nhanh chóng, thiếtthực, hiệu quả kể từ năm 1997, khi hai phía ký kết Hiệp định Thương mại songphương. Cũng trong năm 1997, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ khai trương Đại sứ quán tại HàNội và năm 2003, Đại sứ quán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tại Thủ đô củaThổ Nhĩ Kỳ là Ankara.
Kể từ thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu nhìn nhận Thổ Nhĩ Kỳ như một trong nhữngđối tác quan trọng hàng đầu và thực tế cho thấy, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã trởthành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Ngoài ra, cáchoạt động hợp tác đầu tư, du lịch, lao động, đối thoại chiến lược... cũng đượckhởi sắc.
Với vị trí địa chiến lược đặc biệt tại khu vực Á-Âu và một chính sách đối ngoạichủ động được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đangkhẳng định vị thế của một quốc gia quan trọng với ảnh hưởng đáng kể trong khuvực Á-Âu và khả năng cân bằng quan hệ Đông-Tây giữa các nước phát triển Âu, Mỹvà các nước đang phát triển, mới nổi. Những động thái mới này đang đem lại nhiềucơ hội cũng như đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực phát triển quan hệ hợptác toàn diện Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Đức Định, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu châuPhi và Trung Đông cho rằng: Đã đến lúc Việt Nam cần chú trọng và dành ưu tiêncho việc mở rộng quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, vừa là một đối tác tin cậy vừalà cầu nối quan trọng để Việt Nam có thể qua đó mở rộng quan hệ hợp tác sang cáckhu vực Tây Á, châu Phi và châu Âu. Giải pháp đột phá hiện nay là Việt Nam nênbắt đầu cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đám phán để ký kết một hiệp định mậu dịch tự do càngsớm càng tốt.
Các nhà khoa học cũng đã thảo luận, đưa ra nhiều lợi thế so sánh, bổ sung, đánhgiá, kiến nghị các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động hợp tác song phươngcho giai đoạn đến năm 2020. Hai nước cần điều chỉnh chính sách và thay đổi quanđiểm của các cấp có thầm quyền, vận dụng biện pháp ngoại giao linh hoạt, chủđộng; tăng cường phổ biến thông tin tới các doanh nghiệp; hợp tác giữa người dângiữa các thành phố lớn và xây dựng các thành phố kết nghĩa... Các lĩnh vực cầnđược ưu tiên là xúc tiến thương mại và hợp tác du lịch./.
Quan hệ Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang có nhiều bước tiến nhanh chóng, thiếtthực, hiệu quả kể từ năm 1997, khi hai phía ký kết Hiệp định Thương mại songphương. Cũng trong năm 1997, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ khai trương Đại sứ quán tại HàNội và năm 2003, Đại sứ quán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tại Thủ đô củaThổ Nhĩ Kỳ là Ankara.
Kể từ thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu nhìn nhận Thổ Nhĩ Kỳ như một trong nhữngđối tác quan trọng hàng đầu và thực tế cho thấy, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã trởthành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Ngoài ra, cáchoạt động hợp tác đầu tư, du lịch, lao động, đối thoại chiến lược... cũng đượckhởi sắc.
Với vị trí địa chiến lược đặc biệt tại khu vực Á-Âu và một chính sách đối ngoạichủ động được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đangkhẳng định vị thế của một quốc gia quan trọng với ảnh hưởng đáng kể trong khuvực Á-Âu và khả năng cân bằng quan hệ Đông-Tây giữa các nước phát triển Âu, Mỹvà các nước đang phát triển, mới nổi. Những động thái mới này đang đem lại nhiềucơ hội cũng như đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực phát triển quan hệ hợptác toàn diện Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Đức Định, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu châuPhi và Trung Đông cho rằng: Đã đến lúc Việt Nam cần chú trọng và dành ưu tiêncho việc mở rộng quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, vừa là một đối tác tin cậy vừalà cầu nối quan trọng để Việt Nam có thể qua đó mở rộng quan hệ hợp tác sang cáckhu vực Tây Á, châu Phi và châu Âu. Giải pháp đột phá hiện nay là Việt Nam nênbắt đầu cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đám phán để ký kết một hiệp định mậu dịch tự do càngsớm càng tốt.
Các nhà khoa học cũng đã thảo luận, đưa ra nhiều lợi thế so sánh, bổ sung, đánhgiá, kiến nghị các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động hợp tác song phươngcho giai đoạn đến năm 2020. Hai nước cần điều chỉnh chính sách và thay đổi quanđiểm của các cấp có thầm quyền, vận dụng biện pháp ngoại giao linh hoạt, chủđộng; tăng cường phổ biến thông tin tới các doanh nghiệp; hợp tác giữa người dângiữa các thành phố lớn và xây dựng các thành phố kết nghĩa... Các lĩnh vực cầnđược ưu tiên là xúc tiến thương mại và hợp tác du lịch./.
Minh Nguyệt (TTXVN)