Thực hiện đồng bộ chống tội phạm và tham nhũng

Quốc hội làm việc tại Hội trường tiếp tục thảo luận về nội dung công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng.
Sáng 2/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường tiếp tục thảo luận về nội dung côngtác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác thihành án; công tác phòng chống tham nhũng năm 2012.

Cần có những chế tài mang tính răn đe, phòng ngừa

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) đãđề cập tới thực trạng đáng lo ngại trong xã hội hiện nay: đó là sự vô cảm củamột bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức trước những đề xuất của nhân dân; đó làhành vi tạo lập chứng từ để quyết toán những khoản chi mà nếu thực thi theo cơchế chính sách sẽ không thể thực hiện được; hay lợi ích nhóm trong việc chỉ địnhthầu bất chấp giá cả, công nghệ, chất lượng công trình; việc sử dụng hóa chấtđộc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân… Những hành vi này hiện diện trongcuộc sống hàng ngày, gây nên sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm xuống cấp của đạo đức xã hội, xóimòn niềm tin của nhân dân.

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng nhấn mạnh, đây không chỉ là là trách nhiệm của Chínhphủ và các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, mỗicán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Cũng cùng nỗi trăn trở với đại biểu Đỗ Thị Hoàng, đại biểu Lê Việt Trường (AnGiang) cho rằng: với các giải pháp đã được đề cập trong Báo các của các cơ quanchức năng, giải pháp của mọi giải pháp là củng cố niềm tin trong nhân dân.Nguyên nhân bao trùm của những thực trạng xã hội đáng lo ngại đó là “chúng tađang phung phí lòng tin của nhân dân.” Đại biểu nhấn mạnh: “Lòng tin của nhândân là sức mạnh, là báu vật không gì so sánh được, nếu hằng ngày mỗi cán bộ,công chức trong khi thi hành chức trách của mình, vô tình hay hữu ý làm xói mònniềm tin của nhân dân thì đến một lúc lúc nào đó chúng ta sẽ mất tất cả.”

Để tháo gỡ những thực trạng đã nêu, đại biểu Đỗ Thị Hoàng nhấn mạnh tới việc cầnphát huy hiệu quả của cả hệ thống chính trị; cần rà soát, sắp xếp lại những quyđịnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ, cơ chế phốihợp, cơ chế giám sát phản biện xã hội cụ thể để phù hợp với tình hình mới; tăngcường công tác tuyên truyền, giáo dục cả trong gia đình và ngoài xã hội; pháthuy vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp các tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Quốc hội cần thể chế hóa các quy định của pháp luật không chỉ có chế tài xửphạt các hành vi vi phạm pháp luật mà còn cần có những chế tài mang tính răn đe,phòng ngừa; xử lý công khai danh tính hình ảnh, tạo nên dư luận xã hội đối vớinhững hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử phạt hình sự. Chính phủ và các cơ quantư pháp, chính quyền quyền cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính,ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý, quản lý hộ tịch hộ khẩu,tạm trú, thường trú…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đồng bộ trong thi hành án dân sự


Vấn đề tồn đọng trong thi hành án dân sự là nội dung được nhiều đại biểu quantâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận. Tán thành với những nội dung đã đề cậptrong báo cáo, các đại biểu đã đi sâu phân tích, lý giải những lý do khiến chotình trạng này chậm được cải thiện. Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị xemxét lại cách tính án tồn đọng. Đại biểu đặt câu hỏi liệu những việc đã xác minhxong và đang thụ lý, hay những việc đang trong giai đoạn đấu giá rồi có tính vàoán tồn đọng không. Tán thành với nhiều nguyên nhân cũng như những giải pháp đãđược cơ quan chức năng nêu ra, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng cần chú trọng xâydựng đội ngũ chấp hành hành viên. Việc tăng cường xây dựng đội ngũ chấp hànhviên sẽ quyết định tới chất lượng, hiệu quả của thi hành án.

Đại biểu cho rằng trong nhiều biện pháp đã được đề cập, việc thi tuyển chấphành viên là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này cũng cầnlinh hoạt, những địa phương khó khăn chưa nên áp dụng thi tuyển mà vẫn thực hiệnxét tuyển; những nơi có đầy để điều kiện mới mở rộng thi tuyển.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (Quảng Bình) đã giảitrình, làm rõ hơn về công tác thi hành án dân sự. Về số việc và tiền phải thihành còn nhiều, trong năm 2012 không hoàn thành chỉ tiêu giảm án chuyển kỳ sau,Bộ trưởng cho rằng đây là một thực tế mà Chính phủ đã thẳng thắn nhìn nhận trongBáo cáo trình Quốc hội. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định: kể từ khi thi hànhLuật thi hành án dân sự đến nay, công tác thi hành án đã có những chuyển biến cơbản, bền vững; các cơ quan thi hành án dân sự đã tổ chức thi hành số lượng lớnnhững vụ việc và tiền phải thi hành án, kết quả năm sau cao hơn năm trước vàgiảm đáng kể số việc chuyển sang kỳ sau.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nêu rõ trong năm 2012 việc án giảm tồn đọng mặc dù chỉgiảm được 2,08% số việc phải thi hành, chuyển sang kỳ sau và không đạt được chỉtiêu đề ra là từ 5-10%.

Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, có thể khẳng địnhrằng đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận của các cơ quan thi hành án dân sự, đồngthời cũng là kết quả của công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Đề cậpnhững giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án, Bộ trưởng Hà HùngCường cho biết thêm, năm 2011 Chính phủ đã báo cáo và Quốc hội đã đồng ý chủtrương cho Chính phủ được tiếp tục xây dựng Đề án miễn thi hành đối với một sốkhoản thu ngân sách cho nhà nước mà không có điều kiện thi hành án trước ngàyLuật thi hành án dân sự có hiệu lực.

Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và đã báo cáoỦy ban Thường vụ Quốc hội, tới đây theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiChính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án này. Một vấn đề nữa mới phát sinh, trongvụ án Vinashine riêng tiền phạt về phần dân sự trong hình sự là 950 tỷ đồng. Mộttrong những giải pháp tới đây đối với vụ Vinashine là đề nghị với Thủ tướngChính phủ cho thành lập Ban chỉ đạo liên ngành.

Đề cập tới những băn khoăn của đại biểu Tô Văn Tám về việc đề ra chỉ tiêu thihành án năm 2013 thấp hơn năm 2012, Bộ trưởng cho biết Bộ Tư pháp đang phối hợpvới Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát các cấp, Hội đồng nhân dân cấptỉnh, cấp huyện để phân loại án chính xác nhất. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới“đột biến” là vụ án Vinashin. “ Khi bản án chuyển sang thi hành án là thi hànhán phải có trách nhiệm thi hành ngay, cho nên một số lượng rất lớn sẽ tăng lên,950 tỷ đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu của năm 2013”- Bộ trưởng lý giải.

Cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ em


Một vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua đó là tình trạng gia tăngtội phạm vị thành niên. Đây là mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội đã đượcnhiều đại biểu phân tích, đề xuất phương hướng khắc phục. Đại biểu Ngô Thị Minh(Quảng Ninh) nhận định nguyên nhân của tình trạng này do môi trường giáo dụchiện đang có “vấn đề”. Theo đại biểu cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa tớiviệc giáo dục ngoài nhà trường; cần nâng cao vai trò của cán bộ làm công tác xãhội ở các xã, phường, thôn, bản.

Đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh, giáo dục nhâncách của một con người rất công phu, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình,nhà trường và xã hội, tạo thành thế chân kiềng vững chắc mới có thể giảm trẻ vịthành niên phạm tội.

Đề cao vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa(Bắc Ninh) cho rằng công tác giáo dục trong gia đình hiện chưa được quan tâmđúng mức. Phân tích những thiếu sót trong công tác giáo dục tại gia đình, đạibiểu Thanh Hòa đề nghị bổ sung thêm giải pháp về phòng ngừa, chống vi phạm phápluật là nâng cao trách nhiệm quản lý giáo dục con em của gia đình và đặc biệt làcủa bố mẹ; cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cơ quanquản lý nhà nước cần xây dựng chương trình hỗ trợ cha mẹ trong quản lý giáo dụccon, để gia đình thực sự là “liều thuốc đề kháng mạnh” trước tệ nạn xã hội vàtội phạm.

Chia sẻ với các đại biểu về nỗi lo lắng trước thực trạng báo động của tình trạngtrẻ vị thành niên phạm tội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình(Long An) đánh giá: trẻ em phạm pháp có nguyên nhân xã hội, nguyên nhân tổng hòasự giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội. Đại biểu nhấn mạnh “ViệtNam đã tham gia vào Công ước quốc tế bảo vệ quyền trẻ em, giải pháp để ngănngừa, phòng chống tội phạm đối với trẻ vị thành niên là không phải bằng tănghình phạt mà chính là sự quản lý giáo dục và các chính sách dành cho trẻ em”.Phân tích về nguồn gốc phát sinh tội phạm, Chánh ánTrương Hòa Bình nhận địnhgiải quyết vấn đề này phải bằng những giải pháp khác như quản lý xã hội, giáodục, chính sách chứ không phải bằng giải pháp là tăng hình phạt. Đại biểu chobiết Tòa án nhân dân tối cao đã có đề án xây dựng Tòa án hôn nhân, gia đình vàtrẻ em và đang trong quá trình để trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt vàđưa vào mô hình tổ chức Tòa án sắp tới.

Nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng mang tính hình thức

Tại phiên thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã phân tích,làm sâu sắc hơn một số nội dung và giải pháp liên quan tới công tác phòng, chốngtham nhũng. Tổng Thanh tra đồng quan điểm với các ý kiến nhận xét cho rằng giảipháp phòng ngừa vừa qua thực hiện chưa có hiệu quả, cũng còn nhiều giải phápphòng ngừa mang tính hình thức. Trong năm, các đơn vị chức năng đã tuyên truyềnđược hơn 3 triệu lượt cán bộ, công chức và 15 triệu lượt nhân dân, tăng so vớicùng kỳ năm trước, nhưng số liệu này so với tỷ lệ dân số cũng chưa đáng kể, TổngThanh tra cho hay.

Về các giải pháp phòng ngừa, trong 9 giải pháp phòng ngừa đã ban hành, thống kêcho thấy có 4 giải pháp phòng ngừa được đánh giá là có hiệu quả tích cực, trongđó có cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch của các cơ quan tổ chức,đơn vị, xây dựng chế độ định mức tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử. Hai giải phápđánh giá lại kết quả trung bình là chuyển đổi vị trí công tác và xử lý tráchnhiệm người đứng đầu. Ba biện pháp được đánh giá là hiệu quả thấp và còn hìnhthức đó là kê khai tài sản thu nhập, trả lương qua tài khoản và nộp lại quàtặng. Theo Tổng thanh tra, vấn đề công khai minh bạch trong thời gian vừa qua đãlàm được một bước nhưng thực sự chưa đầy đủ, có những trường hợp lợi dụng bí mậtnhà nước không thực hiện công khai minh bạch theo quy định của pháp luật.

Làm rõ hơn những quan tâm của đại biểu Quốc hội về việc thanh tra nhiều nhưng tỷlệ thu hồi tài sản và tiền của nhà nước rất thấp, Tổng Thanh tra thẳng thắn nhìnnhận đây là một khiếm khuyết, hạn chế của ngành thanh tra trong một thời giandài, do nhiều nguyên nhân. Ngành thanh tra hàng năm có trên 10.000 cuộc thanhtra, thanh tra ở các cấp, các ngành, kể cả thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên,bên cạnh có nhiều cuộc thanh tra có chất lượng tốt vẫn còn có một số cuộc thanhtra chất lượng không cao, tính khả thi không cao. Cho nên, khi kết luận thanhtra thực hiện không được, có vướng mắc.

Tổng Thanh tra cũng cho rằng quy địnhchế tài trong xử lý kết luận thanh tra vừa qua là chưa mạnh, chưa đủ; chưa có cơquan chuyên trách theo dõi thực hiện kết luận thanh tra, đồng thời có một đốitượng thanh tra không thực hiện ngay được kết luận thanh tra như bất động sản,tài sản, có những đối tượng không có khả năng thực hiện kết luận thanh tra. TổngThanh tra cho biết thêm Chính phủ vừa ban hành Nghị định cho phép ngành thanhtra thành lập đơn vị theo dõi thực hiện kết luận thanh tra. Sắp tới, có nhiềugiải pháp để khắc phục, nhưng trong đó có 2 giải pháp chính, ngành thanh tra sẽthực hiện tốt hơn việc này.

Tại phiên họp, các vị đại biểu Quốc hội đã phân tích sâu sắc và làm rõ hơnnguyên nhân, kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể, quan trọng phòng, chống tội phạm,vi phạm pháp luật, nhất là các tội phạm về chức vụ, kinh tế, tham nhũng.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ đasố đại biểu Quốc hội tán thành ra Nghị quyết về phòng, chống vi phạm pháp luật,tội phạm và phòng, chống tham nhũng và công tác tư pháp năm 2013. Quốc hội giaoỦy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì phối hợp với Chính phủ, Viện kiểm sát nhândân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan soạn thảonghị quyết để trình thông qua tại kỳ họp này./.

Quỳnh Hoa (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục