Tìm hiểu về văn hóa Phật giáo qua triển lãm mỹ thuật 'Sáng đạo trong đời'

Đến với triển lãm, người xem không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật mà còn có thể cảm nhận sâu sắc hơn về lịch sử và tinh thần Phật giáo, về những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Ngày 21/11, triển lãm "Sáng đạo trong đời" khai mạc tại Hà Nội, mang đến cho công chúng một cái nhìn sâu sắc về giá trị đạo đức, tâm linh Phật giáo trong đời sống hiện đại.

Triển lãm giới thiệu 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sỹ nổi bật trong giới mỹ thuật: Trịnh Sinh Nha, Lê Bá Cầu, Cấn Mạnh Tưởng, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Hương Giang, Trường Thịnh, Nguyễn Phan Bách, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thế Long, Lê Tuấn Anh.

Triển lãm là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với giới nghệ sỹ, mà còn đối với toàn xã hội. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng, những thành quả sáng tạo, của các họa sỹ, đồng thời, cũng là cơ hội, để chúng ta cùng nhau suy ngẫm, về những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

TPM00990.JPG
Một số tác phẩm được trưng bày trong triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Theo Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương-Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các tác phẩm trưng bày hội họa, là sự kết tinh của tài năng, tâm huyết và những trải nghiệm sâu sắc của các họa sỹ. Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

“Qua từng nét vẽ, từng mảng màu, chúng ta như được chiêm ngưỡng, một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà đạo lý nhân sinh được thăng hoa, nơi mà tình yêu thương và lòng từ bi được lan tỏa,” Hòa thượng Thích Thọ Lạc chia sẻ.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho rằng triển lãm là cầu nối tuyệt vời giữa nghệ thuật và đạo đức, giữa cái đẹp và chân lý. Các tác phẩm không chỉ đơn thuần là những bức tranh, mà còn là những lời nhắn nhủ về tình yêu thương, sự sẻ chia, về lòng từ bi, và trí tuệ.

TPM01018.JPG
Nghệ sỹ Ưu tú Hồng Liên biểu diễn tại lễ khai mạc triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Triển lãm do Ban Văn hóa Trung ương-Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ của cuộc vận động sáng tác nghệ thuật “Sáng đạo trong đời” với chủ đề “Nhận thức văn hóa Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật", hướng đến Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc Vesak 2025.

Triển lãm mở cửa đến ngày 28/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Trong thời gian qua, nhằm lan tỏa tinh thần Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Văn hoá Trung ương đã tổ chức thành công hai sự kiện ý nghĩa: Chương trình văn nghệ mừng lễ Vu Lan vào tháng 8/2024 tại Chùa Diệc, Nghệ An, và Chương trình văn nghệ “Sáng đạo trong đời” vào tháng 10/2024 tại Chùa An Thái, Nghệ An. Các chương trình này không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo mà còn là dịp để cộng đồng giao lưu, học hỏi, nâng cao nhận thức về đạo Phật đồng thời thúc đẩy giáo dục đạo đức và lối sống tích cực theo tinh thần Phật giáo.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu tham dự lễ khánh thành Làng văn hóa Việt–Nhật. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Khánh thành Làng văn hóa Việt-Nhật tại Long An

Làng văn hóa Việt-Nhật có diện tích gần 7.000m2, nằm trong khu đô thị tích hợp Waterpoint, Long An, là công trình mang tính biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.