Tìm thấy 'công thức' để dù ăn rất nhiều mà vẫn không béo

Các thí nghiệm động vật mới nhất được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra rằng "tắt" một loại protein điều chỉnh chuyển hóa lipid có thể khiến chuột ăn nhiều nhưng không béo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Ai cũng biết rằng ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ hay đồ ăn ngọt rất dễ dẫn đến tình trạng thừa cân nhưng thật khó để kiểm soát cơn thèm ăn.

Vậy làm thế nào mà bạn vừa có thể thưởng thức các món ngon lại vừa có thể giữ gìn vóc dáng?

Các thí nghiệm động vật mới nhất được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra rằng "tắt" một loại protein điều chỉnh chuyển hóa lipid có thể khiến chuột ăn nhiều nhưng không béo.

[Giải mã bí ẩn tại sao không thể kiểm soát cơn thèm ăn]

Các nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck ở Đức đã phát hiện ra rằng khi một con chuột trở nên béo nhờ chế độ ăn nhiều dầu mỡ, các phân tử ceramide có độ dài nhất định sẽ tích tụ trong gan và lipid này được tổng hợp bởi hai loại protein ceramide synthase 5 và ceramide synthetase 6.

Ceramide là một chất chuyển hóa trung gian của sphingolipids và đóng vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu ceramide synthetase 6 bị "tắt" khiến nó không hiệu quả, những con chuột béo phì vẫn tiếp tục có chế độ ăn nhiều chất béo, nhưng gan không có sự tích tụ chất béo, giảm trọng lượng cơ thể và chuyển hóa đường trong cơ thể cũng được cải thiện.

Tuy nhiên "tắt" Ceramide synthetase 5 không thể hiện các tác dụng trên.

Các nghiên cứu sâu hơn đã phát hiện ra rằng ceramide synthetase 6 chịu trách nhiệm điều chỉnh nồng độ ceramide trong ty thể. Ty thể là một nguồn năng lượng cho các tế bào.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng chế độ ăn nhiều chất béo, lượng đường cao có xu hướng gây béo phì, có thể là do sự tích tụ của ceramide được tổng hợp bởi ceramide synthetase 6 trong ty thể và ức chế chức năng của ty thể trong thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu cho biết các cơ chế tương tự cũng có thể áp dụng cho con người, nhưng chúng vẫn đợi nghiên cứu cụ thể.

Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Cell của Mỹ./.

 

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục