Mới đây, Tiểu ban An ninh và Quốc phòng thuộc Ủy ban Đối ngoại của Nghị việnchâu Âu tổ chức một cuộc điều trần công khai về tình hình an ninh và quân sự ởBiển Đông.
Đây là một sự kiện được dư luận đánh giá là tích cực xét trên một số khíacạnh như cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình quân sự và an ninh tại BiểnĐông, và đặc biệt là lần đầu tiên công khai thể hiện sự quan tâm của châu Âu đốivới tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay.
Sau khi buổi điều trần diễn ra, nhóm phóng viên TTXVN tại Brussels đã có cuộctrò chuyện với một số nhân vật trong giới ngoại giao, giới chuyên gia và nghiêncứu người Việt tại đây để tìm hiểu những đánh giá của họ về cuộc điều trần củaEP.
[Đoàn VN dự điều trần về an ninh Biển Đông tại Bỉ]
Theo đánh giá của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam bêncạnh Liên minh châu Âu, Phạm Sanh Châu, việc lần đầu tiên Tiểu ban an ninh vàquốc phòng thuộc Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu tổ chức một cuộc điềutrần công khai về tình hình an ninh và quân sự ở Biển Đông là một sự kiện mangnhiều ý nghĩa tích cực. Thứ nhất, nó nói lên rằng tình hình ở Biển Đông đang trởnên hết sức nóng, rằng có một nguy cơ thực sự đối với giao thương hàng hải vàbuôn bán của châu Âu với khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Thứhai, nó đánh dấu một bước chuyển trong mối quan tâm của châu Âu nói chung vàNghị viện châu Âu nói riêng đối với khu vực.
Thời gian qua, mối quan tâm của châu Âu đối với Đông Nam Á và châu Á khôngphải là nhiều, và đặc biệt đối với Biển Đông càng hạn chế do thiếu sự trao đổi,thiếu thông tin. Thứ ba, cuộc điều trần này không chỉ thể hiện sự quan tâm củagiới học giả, của các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban châu Âu, Hội đồngchâu Âu, mà là thể hiện cả sự quan tâm của toàn bộ dư luận châu Âu vì các nghịsỹ Nghị viện châu Âu là những người đại diện cho 500 triệu dân châu Âu. Và đâylà sự quan tâm đối với một vấn đề đang trở nên ngày càng nóng và đe dọa đến hòabình, an ninh và ổn định không chỉ của khu vực mà còn đe dọa trực tiếp đến lợiích thương mại, kinh tế của khu vực châu Á.
Thêm vào đó, bốn diễn giả được mời trình bày tại cuộc điều trần đến từ nhữngcơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới. Tuy họ có những quan điểm khác nhau,nhưng cùng nhấn mạnh những điểm chung: Có tình hình căng thẳng tại Biển Đông;Tình hình căng thẳng đó đe dọa lợi ích về thương mại của châu Âu với châu Á;Xuất phát tình hình căng thẳng đó là do Trung Quốc đưa ra yêu sách về đường lưỡibò bao trùm toàn bộ vùng Biển Đông; Và, EU với tư cách là đối tác toàn cầu, phảicó trách nhiệm đóng góp vào hòa bình và an ninh ổn định của khu vực này.
Liên quan đến tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, theo Đạisứ Phạm Sanh Châu, buổi điều trần vừa qua tại Nghị viện châu Âu đã mang lại đầyđủ thông tin hơn cho các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, qua đó hy vọng họ sẽ tácđộng được đến các cơ quan và thể chế của châu Âu để chuyển đến Trung Quốc thôngđiệp rằng Châu Âu mong muốn Trung Quốc phát triển một cách có trách nhiệm, trêncơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Như vậy có thể dẫn đến việc Trung Quốc phảicó những điều chỉnh trong chính sách, như hợp tác với các nước thành viên ASEANđể tiến tới sớm ký kết COC, và trong thời gian tiến tới ký kết COC phải tuân thủchặt chẽ DOC.
Một khi Trung Quốc hành động có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp quốc tế,Trung Quốc sẽ góp phần vào ổn định khu vực và góp phần vào lợi ích của châu Âuvà bản thân Trung Quốc, làm gia tăng niềm tin của các đối tác với Trung Quốctrong buôn bán, kinh doanh cũng như trong hợp tác.
Ông cho rằng điều đáng chú ýtại buổi điều trần là các diễn giả đã đề cập tới vai trò của châu Âu có thể là"một nhà môi giới trung thực," có lợi thế nhờ những kinh nghiệm và nguồn lực họvốn có để giúp châu Á nói chung thiết lập một trật tự đa phương mạnh, và tìm ragiải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Sau khi dự buổi điều trần, trò chuyện với nhóm phóng viên TTXVN tại Brussels,anh Trần Văn Thùy, một nghiên cứu sinh thuộc khoa Luật của trường Đại học VUBBrussels, nhận xét việc EP lần đầu tiên tiến hành một phiên điều trần mở về tìnhhình an ninh và quân sự tại Biển Đông, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các chínhkhách cho thấy tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã chính thức "tìm được lối vàoNghị viện châu Âu" thông qua Tiểu ban An ninh và Quốc phòng của EP và bắt đầunhận được sự quan tâm thực sự của cơ quan này.
Anh Trần Văn Thùy cho rằng về thành phần diễn giả gồm bốn người, một đến từViện Nghiên cứu Brussels về Trung Quốc đương đại (BICCS), một đến từ Viện Nghiêncứu châu Âu về châu Á (EIAS), một đến từ Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đạihọc Nottingham, Anh (nhưng thực chất diễn giả là người Trung Quốc), và một đếntừ Viện Nghiên cứu châu Âu và Mỹ đóng tại Đài Loan, đã phần nào cho thấy Tiểuban An ninh và Quốc phòng của EP thận trọng trong cân nhắc thành phần diễn giảcũng như yếu tố Trung Quốc.
Phần trình bày của các diễn giả tương đối sinh độngvà khái quát, phản ánh khá rõ tình hình an ninh và quân sự căng thẳng ở BiểnĐông, ẩn chứa nguy cơ xảy ra sự cố. Về vai trò của EU đối với vấn đề Biển Đông,ý kiến của các diễn giả có những điểm khác nhau, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh EU cólợi ích ở Biển Đông, do vậy EU không thể hoàn toàn phớt lờ khu vực Biển Đông, vàtất nhiên không nên bỏ mặc các nước nhỏ và chấp nhận sự bá quyền của Trung Quốc.
Nhiều thành viên Tiểu ban An ninh và Quốc phòng nêu quan điểm EU nên đóng vaitrò nhất định trong việc xử lý tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Họ đã thểhiện mối quan tâm và sự hiểu biết của họ về tình hình Biển Đông. Họ cũng phântích việc EU có vai trò ở khu vực này là cần thiết, vì EU có lợi ích trong bảovệ quyền tự do đi lại trên biển, sự tuân thủ Công ước Luật biển 1982 và luậtquốc tế nói chung, giải quyết hòa bình các tranh chấp (vì chiến tranh hay xungđột là kẻ thủ của giao thương, thương mại), thúc đẩy và bảo vệ những giá trị EU(sức mạnh mềm).
Nhận định chung sau buổi điều trần mở này của EP là tuy không kỳ vọng quánhiều vào vai trò của EP trong giải quyết vấn đề Biển Đông, Việt Nam vẫn cầnquan tâm theo dõi và thúc đẩy quá trình hình thành lập trường của Nghị viện châuÂu, và nếu có thể của cả EU, về vấn đề Biển Đông và cần tranh thủ những buổiđiều trần tương tự như trên về vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần tiếp tục nhờ sự giúp đỡcủa nhóm nghị sĩ "những người bạn VN" trong EP, vận động hành lang với các cơquan, tổ chức EU, đặc biệt là cá nhân trong những tổ chức này, trong đó có cácNghị sỹ và thành viên các tiểu quan quan trọng như Tiểu ban An ninh và Quốcphòng nói trên. Việt Nam có thể tận dụng các cơ chế sẵn có của EU và thông quađó tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự hiểu biết và quan tâm của EU về tình hìnhBiển Đông.
Để kết thúc bài viết này, xin dùng phát biểu thú vị của chuyên giavề luật hàng hải quốc tế Huỳnh Trang Long, một Việt kiều tại Bỉ đang giữ vị tríChủ tịch Phòng Thương mại Bỉ-Việt.
Ông đã đưa ra một câu hỏi: Trong luật về biển chỉ có hai phạm trù "Của tấtcả" và "Không của ai cả" - mà gốc tiếng Latinh là “Res Communis” và “ResNullius” - vậy Trung Quốc chọn phạm trù nào? Theo ông, sự lựa chọn của Trung Quốccó thể sẽ đặt cơ sở đầu tiên cho nỗ lực tiến đến hòa giải những tranh chấp hiệnnay./.
Đây là một sự kiện được dư luận đánh giá là tích cực xét trên một số khíacạnh như cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình quân sự và an ninh tại BiểnĐông, và đặc biệt là lần đầu tiên công khai thể hiện sự quan tâm của châu Âu đốivới tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay.
Sau khi buổi điều trần diễn ra, nhóm phóng viên TTXVN tại Brussels đã có cuộctrò chuyện với một số nhân vật trong giới ngoại giao, giới chuyên gia và nghiêncứu người Việt tại đây để tìm hiểu những đánh giá của họ về cuộc điều trần củaEP.
[Đoàn VN dự điều trần về an ninh Biển Đông tại Bỉ]
Theo đánh giá của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam bêncạnh Liên minh châu Âu, Phạm Sanh Châu, việc lần đầu tiên Tiểu ban an ninh vàquốc phòng thuộc Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu tổ chức một cuộc điềutrần công khai về tình hình an ninh và quân sự ở Biển Đông là một sự kiện mangnhiều ý nghĩa tích cực. Thứ nhất, nó nói lên rằng tình hình ở Biển Đông đang trởnên hết sức nóng, rằng có một nguy cơ thực sự đối với giao thương hàng hải vàbuôn bán của châu Âu với khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Thứhai, nó đánh dấu một bước chuyển trong mối quan tâm của châu Âu nói chung vàNghị viện châu Âu nói riêng đối với khu vực.
Thời gian qua, mối quan tâm của châu Âu đối với Đông Nam Á và châu Á khôngphải là nhiều, và đặc biệt đối với Biển Đông càng hạn chế do thiếu sự trao đổi,thiếu thông tin. Thứ ba, cuộc điều trần này không chỉ thể hiện sự quan tâm củagiới học giả, của các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban châu Âu, Hội đồngchâu Âu, mà là thể hiện cả sự quan tâm của toàn bộ dư luận châu Âu vì các nghịsỹ Nghị viện châu Âu là những người đại diện cho 500 triệu dân châu Âu. Và đâylà sự quan tâm đối với một vấn đề đang trở nên ngày càng nóng và đe dọa đến hòabình, an ninh và ổn định không chỉ của khu vực mà còn đe dọa trực tiếp đến lợiích thương mại, kinh tế của khu vực châu Á.
Thêm vào đó, bốn diễn giả được mời trình bày tại cuộc điều trần đến từ nhữngcơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới. Tuy họ có những quan điểm khác nhau,nhưng cùng nhấn mạnh những điểm chung: Có tình hình căng thẳng tại Biển Đông;Tình hình căng thẳng đó đe dọa lợi ích về thương mại của châu Âu với châu Á;Xuất phát tình hình căng thẳng đó là do Trung Quốc đưa ra yêu sách về đường lưỡibò bao trùm toàn bộ vùng Biển Đông; Và, EU với tư cách là đối tác toàn cầu, phảicó trách nhiệm đóng góp vào hòa bình và an ninh ổn định của khu vực này.
Liên quan đến tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, theo Đạisứ Phạm Sanh Châu, buổi điều trần vừa qua tại Nghị viện châu Âu đã mang lại đầyđủ thông tin hơn cho các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, qua đó hy vọng họ sẽ tácđộng được đến các cơ quan và thể chế của châu Âu để chuyển đến Trung Quốc thôngđiệp rằng Châu Âu mong muốn Trung Quốc phát triển một cách có trách nhiệm, trêncơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Như vậy có thể dẫn đến việc Trung Quốc phảicó những điều chỉnh trong chính sách, như hợp tác với các nước thành viên ASEANđể tiến tới sớm ký kết COC, và trong thời gian tiến tới ký kết COC phải tuân thủchặt chẽ DOC.
Một khi Trung Quốc hành động có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp quốc tế,Trung Quốc sẽ góp phần vào ổn định khu vực và góp phần vào lợi ích của châu Âuvà bản thân Trung Quốc, làm gia tăng niềm tin của các đối tác với Trung Quốctrong buôn bán, kinh doanh cũng như trong hợp tác.
Ông cho rằng điều đáng chú ýtại buổi điều trần là các diễn giả đã đề cập tới vai trò của châu Âu có thể là"một nhà môi giới trung thực," có lợi thế nhờ những kinh nghiệm và nguồn lực họvốn có để giúp châu Á nói chung thiết lập một trật tự đa phương mạnh, và tìm ragiải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Sau khi dự buổi điều trần, trò chuyện với nhóm phóng viên TTXVN tại Brussels,anh Trần Văn Thùy, một nghiên cứu sinh thuộc khoa Luật của trường Đại học VUBBrussels, nhận xét việc EP lần đầu tiên tiến hành một phiên điều trần mở về tìnhhình an ninh và quân sự tại Biển Đông, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các chínhkhách cho thấy tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã chính thức "tìm được lối vàoNghị viện châu Âu" thông qua Tiểu ban An ninh và Quốc phòng của EP và bắt đầunhận được sự quan tâm thực sự của cơ quan này.
Anh Trần Văn Thùy cho rằng về thành phần diễn giả gồm bốn người, một đến từViện Nghiên cứu Brussels về Trung Quốc đương đại (BICCS), một đến từ Viện Nghiêncứu châu Âu về châu Á (EIAS), một đến từ Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đạihọc Nottingham, Anh (nhưng thực chất diễn giả là người Trung Quốc), và một đếntừ Viện Nghiên cứu châu Âu và Mỹ đóng tại Đài Loan, đã phần nào cho thấy Tiểuban An ninh và Quốc phòng của EP thận trọng trong cân nhắc thành phần diễn giảcũng như yếu tố Trung Quốc.
Phần trình bày của các diễn giả tương đối sinh độngvà khái quát, phản ánh khá rõ tình hình an ninh và quân sự căng thẳng ở BiểnĐông, ẩn chứa nguy cơ xảy ra sự cố. Về vai trò của EU đối với vấn đề Biển Đông,ý kiến của các diễn giả có những điểm khác nhau, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh EU cólợi ích ở Biển Đông, do vậy EU không thể hoàn toàn phớt lờ khu vực Biển Đông, vàtất nhiên không nên bỏ mặc các nước nhỏ và chấp nhận sự bá quyền của Trung Quốc.
Nhiều thành viên Tiểu ban An ninh và Quốc phòng nêu quan điểm EU nên đóng vaitrò nhất định trong việc xử lý tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Họ đã thểhiện mối quan tâm và sự hiểu biết của họ về tình hình Biển Đông. Họ cũng phântích việc EU có vai trò ở khu vực này là cần thiết, vì EU có lợi ích trong bảovệ quyền tự do đi lại trên biển, sự tuân thủ Công ước Luật biển 1982 và luậtquốc tế nói chung, giải quyết hòa bình các tranh chấp (vì chiến tranh hay xungđột là kẻ thủ của giao thương, thương mại), thúc đẩy và bảo vệ những giá trị EU(sức mạnh mềm).
Nhận định chung sau buổi điều trần mở này của EP là tuy không kỳ vọng quánhiều vào vai trò của EP trong giải quyết vấn đề Biển Đông, Việt Nam vẫn cầnquan tâm theo dõi và thúc đẩy quá trình hình thành lập trường của Nghị viện châuÂu, và nếu có thể của cả EU, về vấn đề Biển Đông và cần tranh thủ những buổiđiều trần tương tự như trên về vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần tiếp tục nhờ sự giúp đỡcủa nhóm nghị sĩ "những người bạn VN" trong EP, vận động hành lang với các cơquan, tổ chức EU, đặc biệt là cá nhân trong những tổ chức này, trong đó có cácNghị sỹ và thành viên các tiểu quan quan trọng như Tiểu ban An ninh và Quốcphòng nói trên. Việt Nam có thể tận dụng các cơ chế sẵn có của EU và thông quađó tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự hiểu biết và quan tâm của EU về tình hìnhBiển Đông.
Để kết thúc bài viết này, xin dùng phát biểu thú vị của chuyên giavề luật hàng hải quốc tế Huỳnh Trang Long, một Việt kiều tại Bỉ đang giữ vị tríChủ tịch Phòng Thương mại Bỉ-Việt.
Ông đã đưa ra một câu hỏi: Trong luật về biển chỉ có hai phạm trù "Của tấtcả" và "Không của ai cả" - mà gốc tiếng Latinh là “Res Communis” và “ResNullius” - vậy Trung Quốc chọn phạm trù nào? Theo ông, sự lựa chọn của Trung Quốccó thể sẽ đặt cơ sở đầu tiên cho nỗ lực tiến đến hòa giải những tranh chấp hiệnnay./.
Thùy Giang