Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu công du tới châu Phi

Tổng thống Mỹ đã rời Washington, bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông tới châu lục này kể từ khi tái cử nhiệm kỳ hai tới châu Phi.
Chiều 26/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rời Washington, bắt đầu chuyến công dukéo dài 8 ngày tới châu Phi.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châulục này kể từ khi tái cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từkhi lên cầm quyền năm 2009.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn phát biểu của Phó Cố vấn an ninh quốc giaBen Rhodes cho biết chuyến thăm của Tổng thống Obama phản ánh sự nhìn nhận củaMỹ về một châu Phi đang nổi lên trở thành một trong những khu vực quan trọngnhất của thế giới và là nơi Mỹ sẽ gia tăng can dự một cách mạnh mẽ trong nhữngnăm tới. ÔngBen Rhodes dự báo trong 30 năm tiếp theo, châu Phi sẽ nổi lên thànhmột khu vực có sự bùng nổ về phát triển kinh tế và đây sẽ là những cơ hội chocác doanh nghiệp và công ty Mỹ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cho biết trong chuyến thăm từ 26/6 đến3/7, Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có ba chặng dừngchân tại Senegal, Nam Phi và Tanzania.

Theo người phát ngôn Nhà Trắng, nội dung các cuộc hội đàm của Tổng thốngObama với các nhà lãnh đạo châu Phi trong chuyến thăm này tập trung vào việcthảo luận cách thức thúc đẩy quan hệ của Mỹ với các nước châu Phi nói riêng vàtoàn châu lục nói chung, trong đó có việc hỗ trợ phát triển kinh tế, gia tăngtrao đổi thương mại, đầu tư, an ninh lương thực, giảm nghèo đói và bệnh tật,chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, chống khủng bố và củng cố các thiết chế dân chủvì lợi ích của Mỹ và các thế hệ lãnh đạo trong tương lai của châu Phi.

Để đạt được mục tiêu này, trong chuyến thăm, Tổng thống Obama sẽ có hàng loạtcác cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo các nước, gặp gỡ các doanh nghiệp và giớithanh niên, sinh viên nhằm thảo luận về mối quan hệ đối tác chiến lược trong cácvấn đề song phương, khu vực và toàn cầu.

Về lịch trình, theo người phát ngôn Nhà Trắng, trong chặng dừng chân đầu tiênở thủ đô Dakar của Senegal, Tổng thống Obama và người đồng cấp chủ nhà sẽ tậptrung thảo luận về tình trạng thiếu lương thực đe dọa sự sống của hàng triệungười tại một quốc gia vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Senegal cũng đang cómối quan hệ hợp tác tích cực với Mỹ trong vấn đề gìn giữ hòa bình, chống khủngbố và tình trạng nghiện ngập ma túy.

Tại Nam Phi, ngoài việc thảo luận các vấn đề quan hệ song phương và khu vựcvới Tổng thống chủ nhà Jacob Zuma, Tổng thống Obama sẽ có chuyến thăm tới mộttrung tâm chữa trị bệnh HIV/AIDS và có bài phát biểu nói về chính sách của Mỹvới châu Phi tại trường Đại học Cape Town, nơi Tổng thống Mỹ Robert Kennedy năm1966 từng có bài phát biểu gây tiếng vang so sánh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩaphân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi với cuộc đấu tranh dân quyền ở Mỹ.

Tuy nhiên, được biết Tổng thống Obama chưa có kế hoạch tới thăm nhà lãnh đạo94 tuổi Nelson Mandela đang ốm nặng tại bệnh viện. Tại chặng dừng chân cuối cùngở Tandania, Tổng thống Obama sẽ tập trung thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vựcnăng lượng và dầu khí, thăm một nhà máy điện và tiếp xúc với lãnh đạo các doanhnghiệp.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama chỉ có một chuyến thăm chớpnhoáng tới một nước châu Phi duy nhất là Gana, làm thất vọng các nhà lãnh đạocủa châu lục này vì trước đó họ từng hy vọng ông Obama, chính khách da màu đầutiên lên làm ông chủ Nhà Trắng, sẽ có sự quan tâm đặc biệt tới châu lục Đen.

Mộtsố nhà lãnh đạo châu Phi thậm chí tuyên bố chính quyền Obama không quan tâmnhiều tới châu Phi như chính quyền hai tổng thống Mỹ trước đó bởi lẽ châu lụcnày ít liên hệ tới an ninh quốc gia của Mỹ. Chuyến thăm lần này của ông Obamanhằm trấn an các nước châu Phi rằng trong lúc chuyển dịch trọng tâm chiến lượcsang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ vẫn coi trọng việc tăng cường quan hệvới các nước châu Phi.

Bà Jennifer Cooke, Giám đốc chương trình châu Phi thuộc Trung tâm nghiên cứuchiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, nhận định mặc dù trong 4 nămcầm quyền đầu tiên, chính quyền Obama cũng đã thiết lập các mối quan hệ đối tácvới các chính phủ châu Phi, nhưng "chưa đủ lớn, chưa đầu tư đủ tiền bạc, thậmchí ít có những sáng kiến, có chăng chỉ nhằm vào góc độ an ninh-quân sự và chốngkhủng bố."

Ngoài những mục tiêu được công bố trên, các quan chức Nhà Trắng cho biếtchuyến thăm lần này của Tổng thống Obama còn nhằm gia tăng can dự và sự hiệndiện của Mỹ tại một châu lục mà ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,Trung Quốc, đã và đang gia tăng rất mạnh, làm xói mòn vị thế của Mỹ.

Theo thống kê, kim ngạch buôn bán hai chiều của Trung Quốc trong hơn một thậpkỷ qua đã tăng gần 20 lần, từ 11 tỷ USD năm 2000 lên 200 tỷ USD năm 2012, gấphơn hai lần tổng kim ngạch buôn bán của Mỹ với châu lục này. Trung Quốc trongvài năm qua đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.Đầu tư của Trung Quốc vào châu lục này cũng đã đạt hơn 75 tỷ USD. Trung Quốc giờđây cứ 5 năm lại tổ chức một hội nghị quy tụ gần 50 nhà lãnh đạo châu Phi đểthúc đẩy quan hệ với châu lục này.

Châu Phi là châu lục có dân số đông thứ hai thế giới, sau châu Á và lớn thứba trên thế giới về diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Châu lục này có nguồn tàinguyên khoáng sản rất phong phú, trong đó có 17 loại khoáng sản có trữ lượngđứng đầu thế giới như kim cương, côban, vàng, crôm và urani. Dầu mỏ và khí đốtcũng là nguồn tài nguyên thế mạnh của châu lục Đen.

Báo Bưu điện Washington dẫn các nguồn tin từ lực lượng mật vụ Nhà Trắng chobiết chuyến thăm của Tổng thống Obama tới châu Phi lần này dự kiến tốn kém từ 60triệu USD đến 100 triệu USD. Chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Mỹ Bin Clintonnăm 1998 tốn kém 42,7 triệu USD./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.