Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi các bên đối địch ở Sudan tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ khẩn cấp cho hàng triệu người đang rất cần cứu trợ ở quốc gia Đông Bắc Phi này.
Giao tranh dữ dội đã xảy ra ở trung tâm Khartoum và các thành phố lân cận Omdurman và Bahri, với các cuộc không kích, hỏa lực pháo binh cũng như các cuộc đụng độ bằng vũ khí hạng nhẹ và hạng trung.
Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Biden nêu rõ sự cần thiết chấm dứt cung cấp vũ khí cho các bên tại Sudan, tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân và nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột.
Đàm phán diễn ra trong bối cảnh Sudan đang hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới kể từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 4/2023.
Ủy ban Kháng chiến El-Fasher cáo buộc “chỉ trong 3 ngày, Lực lượng Hỗ trợ nhanh đã sát hại hơn 43 trẻ em, 13 phụ nữ và 9 nam giới là thường dân tại thành phố El-Fasher.”
Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ khi xảy ra xung đột, gần 16.000 người Sudan đã thiệt mạng, khoảng 9 triệu người phải di dời, dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại đất nước này.
Khoảng 85 thường dân thiệt mạng và hơn 110 người khác bị thương trong cuối tuần qua khi các cuộc đụng độ giữa SAF và RSF leo thang ở El Fasher, thủ phủ bang Bắc Darfur, miền Tây Sudan.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại trước thông tin về việc sử dụng vũ khí hạng nặng tại các khu vực đông dân cư, gây nhiều thương vong cho dân thường, khiến nhiều người phải di dời.
Hội đồng Bảo an kêu gọi Lực lượng vũ trang Sudan và RSF chấm dứt việc xây dựng lực lượng quân sự xung quanh El Fasher và thực hiện các bước để giảm leo thang tình hình.
Quân đội Sudan cho biết sẽ không có lệnh ngừng bắn nào trong tháng lễ Ramadan trừ phi RSF tuân thủ cam kết được đưa ra tại các cuộc đàm phán do Saudi Arabia và Mỹ làm trung gian hòa giải.
Theo Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an xoa dịu đáng kể nỗi đau khổ của nhân dân Sudan và mở đường cho tiến trình chính trị dẫn đến lệnh ngừng bắn lâu dài.
Báo cáo của OHCHR cho biết rất nhiều người, trong đó có trẻ em, đã bị hãm hiếp và chịu đựng các hình thức bạo lực tình dục khác trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan.
ICC tuyên bố cả Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán vũ trang Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) cùng các nhóm liên kết của họ đều đang phạm các tội ác chiến tranh tại khu vực Darfur.
Ngoại trưởng Baerbock cho biết bà muốn thảo luận cách đưa các bên tham chiến tại Sudan đến bàn đàm phán "để họ không lôi kéo người dân lún sâu hơn vào vực thẳm và gây bất ổn hơn nữa cho khu vực."
Tổ chức Di cư Quốc tế cho tới nay đã hỗ trợ hơn một triệu người ở Sudan và các nước láng giềng, bằng tiền mặt, tạo điều kiện vận chuyển an toàn, cung cấp hỗ trợ y tế, an ninh và nước sinh hoạt.
Liên hợp quốc cho biết cuộc xung đột giữa quân đội Sudan và RSF nổ ra từ tháng Tư vừa qua cho đến nay đã khiến 7,1 triệu người phải di dời, gây ra "cuộc khủng hoảng di tản lớn nhất thế giới."
Sudan đang phải đối mặt với tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi kể từ khi giao tranh giữa SAF và RSF ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác bùng phát ngày 15/4 vừa qua.
AU lên án mạnh mẽ cuộc xung đột phi lý và mang tính hủy diệt đang diễn ra giữa Lực lượng bán quân sự RSF và Quân đội Sudan, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình an ninh và nhân đạo.
Sau 6 tháng giao tranh bùng phát gây nhiều bất ổn, Quân đội Sudan thông báo đã nhận lời cử phái đoàn tới thành phố Jeddah ở Saudi Arabia để hoàn tất các cuộc đàm phán với lực lượng bán quân sự RSF.
Truyền thông Sudan đưa tin Saudi Arabia và Mỹ, vốn đứng ra làm trung gian đàm phán từ tháng Năm, đã ấn định ngày 26/10 là thời điểm nối lại những cuộc thương lượng.
Bạo lực và tình trạng di tản đã leo thang kể từ khi giao tranh giữa quân đội và RSF nổ ra vào tháng 4 vừa qua. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Tây Darfur.
Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) phải đối mặt với thiếu hụt 650 triệu USD kinh phí trong năm nay khi trên toàn thế giới có khoảng 110 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Thông tin ban đầu cho biết đã có ít nhất 3 dân thường thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ tấn công Bệnh viện Al-Nau - cơ sở y tế trọng điểm ở thành phố Omdurman.
Liên minh châu Âu đã nhất trí về một khuôn khổ trừng phạt sẽ được áp dụng đối với các tác nhân chính trong cuộc chiến ở Sudan và áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cảnh báo từ nay đến cuối năm, hàng nghìn trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong do các vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Sudan.
Tuyên bố được ghi âm cùng ngày của Chỉ huy RSF Dagalo nêu rõ việc Tướng Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan sẽ dẫn đến kịch bản "hai bên kiểm soát các khu vực khác nhau."
Một nguồn tin y tế giấu tên cho biết ít nhất 40 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào khu vực Darfur ở miền Tây Sudan bị chiến tranh tàn phá trong ngày 13/9.
Lực lượng Vũ trang Sudan phủ nhận trách nhiệm về việc 40 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc không kích do các máy bay chiến đấu tiến hành nhằm vào một khu chợ ở phía Nam Khartoum.
Vụ không kích này là vụ việc gây thương vong dân thường nhiều nhất kể từ khi bùng phát xung đột hồ tháng Tư năm nay giữa Quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).
Các lãnh đạo một số nước thành viên IGAD đã có cuộc gặp tối 6/9 tại thủ đô Nairobi của Kenya, trong đó nhắc lại lời kêu gọi về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 5 tháng ở Sudan.