Trong báo cáo với tiêu đề"Triển vọng Kinh tế châu Phi," các chuyên gia nhận định trong thời gian trunghạn, các điều kiện kinh tế tại lục địa đen khá thuận lợi, mặc dù sức tăng trưởngchưa phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng.
Theo báo cáo, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế châu Phi ước đạt 4,8% năm 2013 và5,3% năm 2014, trong khi châu Phi cần tăng trưởng với tốc độ 7% để giảm đóinghèo, giữa lúc dân số tăng 2%/năm.
Kinh tế châu Phi năm 2012 tăng 6,6%, chủ yếu nhờ sự phục hồi của Libya (quốc giagiàu dầu mỏ này đã bật lên sau khi sa sút trong đợt bạo động lật đổ ông Moamer Gaddafi hồi năm 2011).
Các chuyên gia đánh giá mức độ giảm của đói nghèo ở châu Phi vẫn chưa mạnh, haynói cụ thể hơn, nỗ lực giảm nghèo tại hầu hết các nước vẫn chưa với tới Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Cảnh báo về xu hướng bất bình đẳng gia tăng và tình trạng đi xuống về y tế vàgiáo dục ở một số quốc gia, báo cáo cũng khuyến khích các nước châu Phi cần đadạng hóa nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi kinh tế, để trở nên cạnhtranh hơn và kiến tạo nhiều việc làm hơn.
Các luồng tài chính từ bên ngoài đổ vào châu Phi đã vọt lên mức cao kỷ lục 186,3tỷ USD (144 tỷ euro) trong năm 2012. Trong đó, luồng kiều hối chuyển về chiếmphần lớn nhất, lên tới 60,4 tỷ USD, trong khi viện trợ nước ngoài ở mức 56,1 tỷUSD.
Nam Phi, Angola và Mozambique là những điểm thu hútnhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Dịch vụ, đặc biệt là viễn thông, tài chính vàbảo hiểm là những lĩnh vực tăng trưởng mạnh.
Mặc dù 60% dân châu Phi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo khuyến nghịchâu lục này cần phát triển khu vực chế tạo để thu hút bộ phận nhân lực ít kỹnăng đang tăng liên tục.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chế độ thuế khóa, tạo racác mức thuế công bằng hơn với các công ty đa quốc gia.
Những nhân tố làm tăngrào cản đối với quá trình phát triển của châu Phi đó là việc áp dụng chế độ thuếquá nhiều ưu đãi, chính sách thuế không hiệu quả tại ngành khai khoáng, sự bấtlực của chính phủ khi đối phó với tình trạng lạm dụng chuyển giá của các công tyđa quốc gia (chuyển giá là sự định giá quá cao hoặc quá thấp trong thoạt độngthương mại giữa nội bộ của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợinhuận từ nước có mức thuế cao sang nước có thuế thấp).
Báo cáo này do Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) đồng thực hiện với sựphối hợp của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ủy ban Kinh tế châu Phi (ECA)và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)./.
Theo báo cáo, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế châu Phi ước đạt 4,8% năm 2013 và5,3% năm 2014, trong khi châu Phi cần tăng trưởng với tốc độ 7% để giảm đóinghèo, giữa lúc dân số tăng 2%/năm.
Kinh tế châu Phi năm 2012 tăng 6,6%, chủ yếu nhờ sự phục hồi của Libya (quốc giagiàu dầu mỏ này đã bật lên sau khi sa sút trong đợt bạo động lật đổ ông Moamer Gaddafi hồi năm 2011).
Các chuyên gia đánh giá mức độ giảm của đói nghèo ở châu Phi vẫn chưa mạnh, haynói cụ thể hơn, nỗ lực giảm nghèo tại hầu hết các nước vẫn chưa với tới Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Cảnh báo về xu hướng bất bình đẳng gia tăng và tình trạng đi xuống về y tế vàgiáo dục ở một số quốc gia, báo cáo cũng khuyến khích các nước châu Phi cần đadạng hóa nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi kinh tế, để trở nên cạnhtranh hơn và kiến tạo nhiều việc làm hơn.
Các luồng tài chính từ bên ngoài đổ vào châu Phi đã vọt lên mức cao kỷ lục 186,3tỷ USD (144 tỷ euro) trong năm 2012. Trong đó, luồng kiều hối chuyển về chiếmphần lớn nhất, lên tới 60,4 tỷ USD, trong khi viện trợ nước ngoài ở mức 56,1 tỷUSD.
Nam Phi, Angola và Mozambique là những điểm thu hútnhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Dịch vụ, đặc biệt là viễn thông, tài chính vàbảo hiểm là những lĩnh vực tăng trưởng mạnh.
Mặc dù 60% dân châu Phi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo khuyến nghịchâu lục này cần phát triển khu vực chế tạo để thu hút bộ phận nhân lực ít kỹnăng đang tăng liên tục.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chế độ thuế khóa, tạo racác mức thuế công bằng hơn với các công ty đa quốc gia.
Những nhân tố làm tăngrào cản đối với quá trình phát triển của châu Phi đó là việc áp dụng chế độ thuếquá nhiều ưu đãi, chính sách thuế không hiệu quả tại ngành khai khoáng, sự bấtlực của chính phủ khi đối phó với tình trạng lạm dụng chuyển giá của các công tyđa quốc gia (chuyển giá là sự định giá quá cao hoặc quá thấp trong thoạt độngthương mại giữa nội bộ của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợinhuận từ nước có mức thuế cao sang nước có thuế thấp).
Báo cáo này do Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) đồng thực hiện với sựphối hợp của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ủy ban Kinh tế châu Phi (ECA)và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)./.
Hương Giang (TTXVN)