Triều Tiên có thể lợi dụng vụ tấn công ở Tây Ban Nha gây sức ép với Mỹ

Các chuyên gia nhận định sự phản đối của Triều Tiên với vụ tấn công bí ẩn nhằm vào đại sứ quán nước này ở Tây Ban Nha cho thấy Triều Tiên có thể lợi dụng vụ việc gây sức ép với Mỹ về phi hạt nhân.
Triều Tiên có thể lợi dụng vụ tấn công ở Tây Ban Nha gây sức ép với Mỹ ảnh 1Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid. (Nguồn: Reuters)

Theo hãng Yonhap, các chuyên gia ngày 1/4 nhận định sự phản đối chính thức của Triều Tiên với vụ tấn công bí ẩn nhằm vào đại sứ quán nước này tại Tây Ban Nha cho thấy Triều Tiên có thể lợi dụng vụ việc để gây sức ép với Mỹ liên quan tới đàm phán phi hạt nhân.

Mặc dù Mỹ phủ nhận sự liên quan trong vụ việc nói trên song ngày 30/3, NBC đưa tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã nhận được thông tin bị đánh cắp từ vụ tấn công đại sứ quán và cho biết việc nhận thông tin tình báo bị đánh cắp từ một đại sứ quán nước ngoài trong một quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa FBI vào một "tình thế tế nhị."

Dưới con mắt của các chuyên gia tại Seoul, Bình Nhưỡng có thể lợi dụng vụ việc này như một đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ phụ thuộc vào việc các cuộc hội đàm tiến triển ra sao.

[Vụ đột nhập vào sứ quán Triều Tiên không ảnh hưởng đàm phán hạt nhân]

Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Trường Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul cho biết: "Sự thật là Triều Tiên đưa ra thông báo sau một tháng im lặng, điều này có nghĩa họ đang tiếp cận vụ việc rất thận trọng.

Họ dường như đang theo dõi sát sao phản ứng từ cộng đồng quốc tế cũng như thông tin bị đánh cắp được báo cáo ra sao. Hiện nay họ đã chính thức kết luật vụ việc là một hành động khủng bố, họ có thể lợi dụng vụ việc như một nhân tố gây sức ép với Mỹ tùy thuộc tình hình diễn biến ra sao."

Còn giáo sư Lim Eul-chul của Viện Nghiên cứu tại Trường Đại học Kyungnam, nhận định chính quyền Kim Jong-un có thể lợi dụng vụ việc để chỉ trích Washington khi các cuộc hội đàm sụp đổ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng giọng điệu kiềm chế trong tuyên bố chính thức của Bình Nhưỡng cho thấy ý định của quốc gia cộng sản này là duy trì không khí đối thoại và không muốn gây bất đồng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.