Chiến dịch này được tiến hành với sự phối hợp của cơ quan công an nhiều tỉnhthành và diễn ra cuối tháng Bảy vừa qua, giải cứu được 127 người bán nội tạng.
Theo cảnh sát, những đối tượng tổ chức hoạt động này thường qua Internet dụdỗ người bán để kiếm lợi nhuận lớn từ các giao dịch buôn bán nội tạng. Hoạt độngbuôn bán này gây nguy hiểm cho sức khỏe những người bán đồng thời tạo gánh nặngtài chính cho phía người mua.
Thống kê từ Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy khoảng 1,5 triệu người nước này cầnđược cấy ghép cơ quan nội tạng mới nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 ca đượcthực hiện do thiếu nguồn hiến tặng. Tình trạng này đã dẫn tới hình thành thịtrường "chợ đen" buôn bán nội tạng người.
Đầu năm 2007, Chính phủ trung ương Trung Quốc lần đầu tiên công bố những quyđịnh cấp quốc gia về cấy ghép nội tạng con người, nghiêm cấm các tổ chức và cánhân buôn bán nội tạng dưới mọi hình thức.
Luật Hình sự sửa đổi năm 2011 của Trung Quốc đưa ra ba điều khoản về tội phạmliên quan đến buôn bán nội tạng, theo đó những kẻ bị kết tội tổ chức buôn bánnội tạng người có thể phải đối mặt với án tù hơn 5 năm kèm phạt tiền nặng. Nhữngkẻ bị kết tội "cưỡng ép hiến nội tạng, lấy nội tạng của người khác hay của trẻvị thành niên" có thể phải đối mặt với mức án dành cho tội giết người.
Trong khi đó, để tăng nguồn cung cấp nội tạng hợp pháp, giới chức y tế TrungQuốc đang xây dựng một mạng lưới hiến tặng đáng tin cậy và khuyến khích mọingười tham gia. Từ năm 2010, nước này đã tiến hành những hệ thống thử nghiệm ở16 trên tổng số 31 khu vực cấp tỉnh và đạt kết quả 241 lượt hiến tặng, giúp íchcho gần 700 người bệnh.
Tuy nhiên, dư luận vẫn lo ngại về vấn đề này. Một cuộc thăm dò được thực hiệnvới 1.012 người dân ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc,mới đây cho thấy trong khi có 79% cho rằng hiến tặng nội tạng là một hành độngcao cả, có tới 81% lo ngại rằng việc hiến tặng nội tạng có thể dẫn tới vấn nạnbuôn bán nội tạng bất hợp pháp./.