Trung Quốc: Mỹ có cách ứng xử chèn ép trong vụ dẫn độ Mạnh Vãn Chu

Trung Quốc ra tuyên bố cáo buộc Mỹ "có cách ứng xử chèn ép" sau khi giới chức nước này xác nhận muốn dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada theo đề nghị của Mỹ.
Trung Quốc: Mỹ có cách ứng xử chèn ép trong vụ dẫn độ Mạnh Vãn Chu ảnh 1Bà Mạnh Vãn Chu. (Nguồn: The Canadian Press)

Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cáo buộc Mỹ "có cách ứng xử chèn ép" sau khi giới chức nước này xác nhận muốn dẫn độ Giám đốc Tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada theo đề nghị của Mỹ.

Trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định cách Mỹ làm hiện nay là "một kiểu chèn ép về công nghệ và ai cũng có thể nhìn thấy mục đích thực sự."

Bà cho rằng Mỹ sẽ không đạt được mục đích chèn ép các công ty công nghệ cao của Trung Quốc, cũng như cản trở quyền phát triển công nghệ hợp pháp của nước này.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Marc Raimondi ngày 22/1 xác nhận kế hoạch theo đuổi việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada theo đề nghị của Mỹ, trước thời hạn chót 30/1.

[Mỹ quyết tâm dẫn độ Giám đốc Tài chính của tập đoàn Huawei]

Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Canada, Washington có 60 ngày để chính thức hóa thủ tục dẫn độ sau khi một lệnh bắt giữ được thực hiện theo đề nghị của Mỹ ở Canada. Một khi đề nghị dẫn độ được đệ trình, Bộ Tư pháp Canada có 30 ngày để bắt đầu các thủ tục dẫn độ chính thức, dù tiến trình này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Tập đoàn Huawei, bị bắt giữ tại sân bay Vancouver ngày 1/12/2018 theo đề nghị của Mỹ với cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran. Việc lãnh đạo tài chính Huawei bị bắt tại Canada đã gây căng thẳng ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã yêu cầu Mỹ ngừng điều tra bà Mạnh Vãn Chu sau khi có thông tin cho biết Washington dự định đưa ra đề nghị chính thức dẫn độ nhân vật này.

Về phần minh, Tập đoàn Huawei bày tỏ tin tưởng Mỹ và Canada sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời khẳng định Huawei tuân thủ mọi luật lệ và nguyên tắc tại các nước mà tập đoàn này hoạt động./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.