Trung Quốc sẽ đẩy lùi cuộc tấn công của Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ?

Theo mạng tin thediplomat, ngày càng rõ ràng rằng vấn đề tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị đẩy xa hơn và không chỉ dừng lại ở vấn đề sở hữu trí tuệ.
(Nguồn: China Daily)

Theo mạng tin thediplomat, ngày càng rõ ràng rằng vấn đề tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị đẩy xa hơn và không chỉ dừng lại ở vấn đề sở hữu trí tuệ.

Với cách tiếp cận “tổng bằng không” rất rõ ràng trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung và “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” trong thương mại toàn cầu, như mô tả của đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, dường như sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là nhân tố còn quan trọng hơn bất kể chính sách cụ thể nào về sở hữu trí tuệ.

Điều này khiến nhiều người tự hỏi rằng liệu việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có phải là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hay không.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã khẳng định rằng những cân nhắc về an ninh quốc gia, điều mà trong gần 70 năm qua đều nghiêng về việc xây dựng một hệ thống thương mại toàn cầu mạnh, đang ngăn cản một hệ thống như vậy. Trật tự thương mại quốc tế tự do không thể chống đỡ được sự nổi lên của các mối đe dọa kinh tế mà Mỹ và Trung Quốc đang gây ra như hiện nay.

Điều này đã làm dấy lên câu hỏi về quyền lực cứng và mềm. Chiến lược an ninh quốc gia thực sự đã tiến rất xa, song vẫn tôn trọng luật pháp và người dân Mỹ. Tuy nhiên, nhiều “khán giả” quốc tế không cho là như vậy. Châu Âu tỏ ra thờ ơ với ý tưởng chống lại Trung Quốc về vấn đề sở hữu trí tuệ và công nghệ.

Các nỗ lực của Mỹ nhằm hối thúc Đức tẩy chay Huawei đã cho thấy châu Âu không mấy nhiệt thành với vấn đề này, cho dù nhiều công ty của châu Âu cũng là đối tượng bị của gián điệp Trung Quốc.

Mỹ theo đuổi các chiến lược mạnh về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ thế kỷ thứ 19. Cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế mà các nước đang mong muốn Trung Quốc tuân thủ tới tận những năm 1990 mới được hoàn thiện, do đó cách hành xử hiện nay của Trung Quốc không phải là điều vi phạm các chuẩn mực quốc tế từng xảy ra trong lịch sử thế giới. Và trong bối cảnh khả năng cạnh tranh của công nghệ Trung Quốc đang tăng lên, Trung Quốc sẽ ngày càng nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để bảo về quyền sở hữu trí tuệ.

Quả thực như vậy, hệ thống các quy định này đã giúp Trung Quốc có được những vũ khí riêng của mình trong cuộc chiến thương mại chống lại Mỹ. Tất nhiên, tính hiệu quả của loại vũ khí này phụ thuộc vào việc chính quyền Trung Quốc công bằng tới đâu, đây là bài học mà Mỹ cũng nên lưu ý.

[Thế thắng của Trump trong cuộc chiến với Trung Quốc sẽ sớm thay đổi?]

Mặc dù các đồng minh Mỹ dường như rất quan tâm tới việc liệu Trung Quốc có ăn cắp công nghệ của họ hay không, song họ có thể chẳng mấy bận tâm tới cuộc cạnh tranh chiến lược này giữa Washington và Bắc Kinh. Đặc biệt, trong khi Mỹ tỏ ra sẵn sàng chấp nhận những hy sinh lớn nhằm đẩy lùi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, thì một điều rõ ràng là Pháp hay Đức không sẵn sàng làm điều đó. Trong dài hạn, Mỹ cần tính toán kỹ về việc nước này sẽ chấp nhận trả cái giá nào để khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt là cái cớ để biện hộ cho cuộc chiến với Iraq, cũng giống như vậy, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ là trọng tâm của cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc không thể tìm ra vũ khí hủy diệt hàng loạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế của Mỹ trên toàn cầu.

Không giống như vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là một vấn đề “ảo” rất khó hình dung. Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững một liên minh chỉ tập trung vào vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, nếu vấn đề ngày càng trở nên rõ ràng rằng sở hữu trí tuệ chỉ là cái cớ cho xung đột với Trung Quốc. Và Bắc Kinh có thể tạo ra một câu chuyện mà trong đó họ là nạn nhân bị Mỹ "bắt nạt"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục