Truyền thông Triều Tiên phản ứng về việc Hàn Quốc phát triển tên lửa

Ngày 2/8, các trang web tuyên truyền của Triều Tiên đã lên tiếng về một quyết định gần đây của Mỹ dỡ bỏ quy định hạn chế Hàn Quốc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa đẩy của nước này.
Truyền thông Triều Tiên phản ứng về việc Hàn Quốc phát triển tên lửa ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Houston Chronicle)

Ngày 2/8, các trang web tuyên truyền của Triều Tiên đã lên tiếng về một quyết định gần đây của Mỹ dỡ bỏ quy định hạn chế Hàn Quốc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa đẩy của nước này.

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 28/7 vừa qua, Seoul và Washington đã sửa đổi các quy định về tên lửa giữa hai nước, theo đó dỡ bỏ quy định cấm Hàn Quốc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa đẩy vốn đã tồn tại nhiều thập kỷ qua.

Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Hyun-chong cho biết về mặt kỹ thuật, hiện các công ty, viện nghiên cứu và thậm chí các nhà khoa học của Hàn Quốc có thể "phát triển, sản xuất và sở hữu" tên lửa không gian, sử dụng không chỉ nhiên liệu lỏng mà cả nhiên liệu rắn và hybrid (sử dụng cả hai loại nhiên liệu) mà không bị hạn chế. Bước tiến này sẽ giúp nâng cao khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của quân đội Hàn Quốc.

Thỏa thuận mới sẽ cho phép Seoul phóng các vệ tinh do thám quân sự vào quỹ đạo Trái Đất thấp, bay ở độ cao từ 500 - 2.000 km vào mọi thời điểm và mọi vị trí. Trong trường hợp này, toàn bộ Bán đảo Triều Tiên sẽ luôn nằm trong sự giám sát của quân đội Hàn Quốc.

[Hàn Quốc cam kết hỗ trợ thúc đẩy trao đổi và hợp tác liên Triều]

Uriminzokkiri TV, một tổ chức tuyên truyền khác của Triều Tiên, thì coi động thái của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực quân sự này là một "lập trường mâu thuẫn", đi ngược lại những lời kêu gọi hòa bình của Seoul Meari, một trong những trang web tuyên truyền của Triều Tiên, đã lên tiếng về quyết định này, lý giải các tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn sẽ giúp Seoul phóng các vệ tinh do thám có quỹ đạo thấp. Theo trang web trên, tới đây Hàn Quốc sẽ đề xuất Mỹ dỡ bỏ hạn chế về tầm bắn của tên lửa đạn đạo.

Theo hiệp định liên minh lần đầu tiên được ký năm 1979 giữa Mỹ và Hàn Quốc, Seoul không được phép phóng tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn hơn 800 km./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.