Các quan chức hàng đầu của NASA, các phi hành gia đồng nghiệp, gia quyến vàngười hâm mộ đã tỏ lòng tiếc thương Neil Armstrong, người đàn ông đầu tiênlên Mặt Trăng, trong lễ tưởng niệm tổ chức hôm 13/9 ở Washington, Mỹ.
Một người thổi kèn túi đã dẫn gia đình đi qua Nhà thờ Quốc gia Washington đôngnghẹt người và một đội vệ binh danh dự của Hải quân Mỹ đã làm nghi lễ tôn vinh Armstrong.
Phi hành gia nổi tiếng này, người đã qua đời hôm 25/8, hưởng thọ 82 tuổi, từngđược 17 nước khen thưởng và đã nhận nhiều phần thưởng khác nhau ở Mỹ. Tuy nhiênông không bao giờ thoải mái với sự nổi tiếng của mình và đã rút lui khỏi ánh đènsân khấu.
Armstrong đã bước "một bước đi nhỏ lên một thế giới ngoài thế giới của chúng ta,nhưng nó đã thể hiện sự can đảm và khiêm tốn mà ông đã thể hiện trong suốt cuộcđời, đã đưa ông tới chỗ ngang hàng với các vì sao" - giám đốc NASA CharlesBolden nói - "Sự dẫn đầu của Mỹ trong hoạt động chinh phục không gian và sự tintưởng rằng chúng ta có thể đi sâu hơn tới những nơi chưa được biết đến, có đượclà nhờ thành tựu của Neil và những người dũng cảm mà ông phục vụ."
Một đoạn trích bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy, được đọclên vào ngày 13/9 cách đây 50 năm, đã được phát lại trong nhà thờ, cho nhữngngười tới dự lễ tưởng niệm biết rằng Mỹ "từng thề" sẽ tới Mặt Trăng.
Bolden cũng đọc nội dung lá thư Tổng thống Barack Obama gửi tới cho vợArmstrong, bà Carol và gia đình: "Các thế hệ tương lai sẽ được truyền cảm hứngtừ tinh thần khám phá, thái độ khiêm nhường và vai trò lãnh đạo mang tính tiênphong của ông, vốn đã vạch ra một lộ trình mới mạnh mẽ cho hoạt động chinh phụcvũ trụ. Vết chân ông để lại trên Mặt Trăng và câu chuyện về lịch sử nhân loại sẽsánh ngang với dấu ấn phi thường mà ông đã để lại trong con tim mọi người Mỹ."
[“Người lên Mặt Trăng” sẽ được chôn cất dưới biển]
Eugene Cernan, người cuối cùng bước đi trên Mặt Trăng cũng ca ngợi Armstrong."Chuyện chưa bao giờ chỉ là về Neil. Chính là nhờ mọi người, các ông bố và cácbà mẹ, những người ông người bà, cả một thế hệ trước đã trao cho Neil cơ hội gọiMặt Trăng là ngôi nhà thứ hai,"- ông nói và gọi Armstrong là một người bạn tốt,không bao giờ muốn lạm dụng thành tích của mình.
Đoạn video đen trắng nhiều hạt ghi cảnh Armstrong đổ bộ lên Mặt Trăng vào ngày20/7/1969 đã được nửa tỷ người trên Trái Đất theo dõi. "Đây là một bước đi nhỏcủa một người, một bước nhảy của cả nhân loại," Armstrong nói khi đặt chân xuốngMặt trăng.
Nhà thờ ở Washington, nơi diễn ra lễ tưởng niệm, đang giữ một hòn đá Mặt Trăngđược đồng nghiệp của Armstrong trong nhiệm vụ Apollo 11 là Buzz Aldrin mang trởlại Trái đất.
Lễ tưởng niệm ông diễn ra khoảng 2 tuần sau một đám tang nhỏ với khách mời hạnchế diễn ra vào ngày 31/8. Đám tang phần nào cho thấy tính cách trọng sự riêngtư của Armstrong. Vị chỉ huy nhiệm vụ Apollo 11, người qua đời do biến chứngphẫu thuật tim mạch, sẽ được hải táng theo nguyện vọng của ông khi còn sống./.
Một người thổi kèn túi đã dẫn gia đình đi qua Nhà thờ Quốc gia Washington đôngnghẹt người và một đội vệ binh danh dự của Hải quân Mỹ đã làm nghi lễ tôn vinh Armstrong.
Phi hành gia nổi tiếng này, người đã qua đời hôm 25/8, hưởng thọ 82 tuổi, từngđược 17 nước khen thưởng và đã nhận nhiều phần thưởng khác nhau ở Mỹ. Tuy nhiênông không bao giờ thoải mái với sự nổi tiếng của mình và đã rút lui khỏi ánh đènsân khấu.
Armstrong đã bước "một bước đi nhỏ lên một thế giới ngoài thế giới của chúng ta,nhưng nó đã thể hiện sự can đảm và khiêm tốn mà ông đã thể hiện trong suốt cuộcđời, đã đưa ông tới chỗ ngang hàng với các vì sao" - giám đốc NASA CharlesBolden nói - "Sự dẫn đầu của Mỹ trong hoạt động chinh phục không gian và sự tintưởng rằng chúng ta có thể đi sâu hơn tới những nơi chưa được biết đến, có đượclà nhờ thành tựu của Neil và những người dũng cảm mà ông phục vụ."
Một đoạn trích bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy, được đọclên vào ngày 13/9 cách đây 50 năm, đã được phát lại trong nhà thờ, cho nhữngngười tới dự lễ tưởng niệm biết rằng Mỹ "từng thề" sẽ tới Mặt Trăng.
Bolden cũng đọc nội dung lá thư Tổng thống Barack Obama gửi tới cho vợArmstrong, bà Carol và gia đình: "Các thế hệ tương lai sẽ được truyền cảm hứngtừ tinh thần khám phá, thái độ khiêm nhường và vai trò lãnh đạo mang tính tiênphong của ông, vốn đã vạch ra một lộ trình mới mạnh mẽ cho hoạt động chinh phụcvũ trụ. Vết chân ông để lại trên Mặt Trăng và câu chuyện về lịch sử nhân loại sẽsánh ngang với dấu ấn phi thường mà ông đã để lại trong con tim mọi người Mỹ."
[“Người lên Mặt Trăng” sẽ được chôn cất dưới biển]
Eugene Cernan, người cuối cùng bước đi trên Mặt Trăng cũng ca ngợi Armstrong."Chuyện chưa bao giờ chỉ là về Neil. Chính là nhờ mọi người, các ông bố và cácbà mẹ, những người ông người bà, cả một thế hệ trước đã trao cho Neil cơ hội gọiMặt Trăng là ngôi nhà thứ hai,"- ông nói và gọi Armstrong là một người bạn tốt,không bao giờ muốn lạm dụng thành tích của mình.
Đoạn video đen trắng nhiều hạt ghi cảnh Armstrong đổ bộ lên Mặt Trăng vào ngày20/7/1969 đã được nửa tỷ người trên Trái Đất theo dõi. "Đây là một bước đi nhỏcủa một người, một bước nhảy của cả nhân loại," Armstrong nói khi đặt chân xuốngMặt trăng.
Nhà thờ ở Washington, nơi diễn ra lễ tưởng niệm, đang giữ một hòn đá Mặt Trăngđược đồng nghiệp của Armstrong trong nhiệm vụ Apollo 11 là Buzz Aldrin mang trởlại Trái đất.
Lễ tưởng niệm ông diễn ra khoảng 2 tuần sau một đám tang nhỏ với khách mời hạnchế diễn ra vào ngày 31/8. Đám tang phần nào cho thấy tính cách trọng sự riêngtư của Armstrong. Vị chỉ huy nhiệm vụ Apollo 11, người qua đời do biến chứngphẫu thuật tim mạch, sẽ được hải táng theo nguyện vọng của ông khi còn sống./.
Linh Vũ (Vietnam+)