Theo phóng viên TTXVN Liên bang Nga, Diễn đànnghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 (APPF-21) đã khai mạc trọng thể sáng28/1, tại đảo Russky, thành phố Vladivostok (Liên bang Nga).
Diễn đàn có sự tham gia của các nghị sỹ đến từ 28 thành viên và các đại biểu đạidiện cho Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE), Hội đồng nghị viện Cộng đồng cácquốc gia độc lập (SNG), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các đại diệnBan Thư ký Liên hợp quốc và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu, đã thamgia Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc, đại diện nước chủ nhà kiêm Chủ tịch luân phiên của Diễn đàn,Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matvienko đánh giácao thành công của APPF-20, mong muốn các nghị sỹ tiếp tục phát huy kết quả đãđạt được, tích cực và sáng tạo thảo luận các vấn đề đang đặt ra đối với khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương nhằm góp phần củng cố hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp táckinh tế-thương mại và giao lưu giữa các nền văn minh khu vực.
Bà Matvienko nhấn mạnh trong thế kỷ 21, Nga đặc biệt đề cao vai trò của châuÁ-Thái Bình Dương, và sẽ tích cực tham gia vào các quá trình liên kết trong khuvực, trong đó trao đổi kinh nghiệm và phối hợp trong hoạt động lập pháp tiếp tụclà một kênh quan trọng trong chính sách hướng Đông của Nga.
Đại diện đoàn Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu có bài phát biểu nhấnmạnh châu Á-Thái Bình Dương còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về an ninh-chínhtrị, trong khi đó, các cơ chế khu vực hiện chưa đủ hữu hiệu để đối phó với cácnguy cơ, thách thức truyền thống và phi truyền thống có thể xảy ra.
Vì vậy, các nội dung được đề xuất thảo luận tại APPF-21 là hết sức thiết thực,giúp các nhà lập pháp trong khu vực trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm vàtìm kiếm các biện pháp hợp tác, đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh,thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.
Liên quan vấn đề tranh chấp trên biển, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho rằnghiệu quả hoạt động của các cơ chế và công cụ bảo đảm an ninh chung hiện nay cầnđược tăng cường, các tranh chấp biển đảo cần được giải quyết trên cơ sở tôntrọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợpquốc (UNCLOS), giải quyết tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sửdụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đángcủa các quốc gia ven biển.
Trong khu vực, APPF cần nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm duy trì hòa bình, anninh và phát triển, tối đa hóa sức mạnh và lợi thế tiềm năng của châu Á-TháiBình Dương, phát huy các cơ chế khu vực hiện có, thúc đẩy đối thoại, tăng cườngxây dựng lòng tin và phối hợp sâu rộng với các cơ chế khác, bao gồm các cơ chếtrong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Các nghị sỹ trong khu vực có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách tham gia trựctiếp vào quá trình xây dựng khuôn khổ chính sách pháp luật và giám sát việc thựchiện, đề xuất biện pháp ứng phó với các thách thức chung, góp phần làm sâu sắchơn hợp tác, hội nhập và liên kết kinh tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Quốc hội Việt Nam luôn chú trọngtăng cường dân chủ, nâng cao vai trò và sự tham gia tích cực của người dân vàođời sống chính trị nói chung, đặc biệt là trong việc xây dựng khuôn khổ phápluật.
Trên phương diện đối ngoại, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng gópcó trách nhiệm vào các diễn đàn nghị viện nhằm duy trì hòa bình, ổn định và pháttriển ở khu vực và trên thế giới, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnhvực có thế mạnh, nhất là trong công tác xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinhxã hội.
Trong ba ngày làm việc, các đại biểu tham dự APPF-21 sẽ tập trung thảo luận cácvấn đề nghị sự theo ba chủ đề chính gồm chính trị và an ninh; hợp tác kinhtế-thương mại; hợp tác liên khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương và thống nhấthoạt động tiếp theo của Diễn đàn, cũng như lựa chọn địa điểm sẽ tổ chức APPF-22vào tháng 1/2014.
Về chủ đề an ninh, trọng tâm thảo luận là vấn đề đảm bảo hòa bình và ổn định tạichâu Á-Thái Bình Dương; hợp tác chống khủng bố, buôn bán ma túy và chống tộiphạm có tổ chức; đánh giá diễn biến các sự kiện tại Trung Đông, Bắc Phi và nguycơ tiềm tàng đe dọa an ninh khu vực, toàn cầu.
Liên quan hợp tác kinh tế-thương mại, nghị sỹ các nước thành viên sẽ được nghebản báo cáo của nước chủ nhà về kết quả Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-TháiBình Dương (APEC) vừa diễn ra tại Vladivostok tháng 9 năm ngoái; bàn triển vọnghợp tác kinh tế-thương mại trong khu vực, các dự án phát triển hạ tầng giaothông và đảm bảo an ninh lương thực.
Được thành lập vào tháng 3/1993, APPF là một diễn đàn để các nghị sỹ ở các nướcthành viên thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực hướngtới mục tiêu đảm bảo hòa bình và phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưugiữa các nền văn hóa trong khu vực./.
Diễn đàn có sự tham gia của các nghị sỹ đến từ 28 thành viên và các đại biểu đạidiện cho Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE), Hội đồng nghị viện Cộng đồng cácquốc gia độc lập (SNG), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các đại diệnBan Thư ký Liên hợp quốc và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu, đã thamgia Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc, đại diện nước chủ nhà kiêm Chủ tịch luân phiên của Diễn đàn,Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matvienko đánh giácao thành công của APPF-20, mong muốn các nghị sỹ tiếp tục phát huy kết quả đãđạt được, tích cực và sáng tạo thảo luận các vấn đề đang đặt ra đối với khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương nhằm góp phần củng cố hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp táckinh tế-thương mại và giao lưu giữa các nền văn minh khu vực.
Bà Matvienko nhấn mạnh trong thế kỷ 21, Nga đặc biệt đề cao vai trò của châuÁ-Thái Bình Dương, và sẽ tích cực tham gia vào các quá trình liên kết trong khuvực, trong đó trao đổi kinh nghiệm và phối hợp trong hoạt động lập pháp tiếp tụclà một kênh quan trọng trong chính sách hướng Đông của Nga.
Đại diện đoàn Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu có bài phát biểu nhấnmạnh châu Á-Thái Bình Dương còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về an ninh-chínhtrị, trong khi đó, các cơ chế khu vực hiện chưa đủ hữu hiệu để đối phó với cácnguy cơ, thách thức truyền thống và phi truyền thống có thể xảy ra.
Vì vậy, các nội dung được đề xuất thảo luận tại APPF-21 là hết sức thiết thực,giúp các nhà lập pháp trong khu vực trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm vàtìm kiếm các biện pháp hợp tác, đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh,thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.
Liên quan vấn đề tranh chấp trên biển, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho rằnghiệu quả hoạt động của các cơ chế và công cụ bảo đảm an ninh chung hiện nay cầnđược tăng cường, các tranh chấp biển đảo cần được giải quyết trên cơ sở tôntrọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợpquốc (UNCLOS), giải quyết tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sửdụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đángcủa các quốc gia ven biển.
Trong khu vực, APPF cần nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm duy trì hòa bình, anninh và phát triển, tối đa hóa sức mạnh và lợi thế tiềm năng của châu Á-TháiBình Dương, phát huy các cơ chế khu vực hiện có, thúc đẩy đối thoại, tăng cườngxây dựng lòng tin và phối hợp sâu rộng với các cơ chế khác, bao gồm các cơ chếtrong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Các nghị sỹ trong khu vực có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách tham gia trựctiếp vào quá trình xây dựng khuôn khổ chính sách pháp luật và giám sát việc thựchiện, đề xuất biện pháp ứng phó với các thách thức chung, góp phần làm sâu sắchơn hợp tác, hội nhập và liên kết kinh tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Quốc hội Việt Nam luôn chú trọngtăng cường dân chủ, nâng cao vai trò và sự tham gia tích cực của người dân vàođời sống chính trị nói chung, đặc biệt là trong việc xây dựng khuôn khổ phápluật.
Trên phương diện đối ngoại, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng gópcó trách nhiệm vào các diễn đàn nghị viện nhằm duy trì hòa bình, ổn định và pháttriển ở khu vực và trên thế giới, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnhvực có thế mạnh, nhất là trong công tác xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinhxã hội.
Trong ba ngày làm việc, các đại biểu tham dự APPF-21 sẽ tập trung thảo luận cácvấn đề nghị sự theo ba chủ đề chính gồm chính trị và an ninh; hợp tác kinhtế-thương mại; hợp tác liên khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương và thống nhấthoạt động tiếp theo của Diễn đàn, cũng như lựa chọn địa điểm sẽ tổ chức APPF-22vào tháng 1/2014.
Về chủ đề an ninh, trọng tâm thảo luận là vấn đề đảm bảo hòa bình và ổn định tạichâu Á-Thái Bình Dương; hợp tác chống khủng bố, buôn bán ma túy và chống tộiphạm có tổ chức; đánh giá diễn biến các sự kiện tại Trung Đông, Bắc Phi và nguycơ tiềm tàng đe dọa an ninh khu vực, toàn cầu.
Liên quan hợp tác kinh tế-thương mại, nghị sỹ các nước thành viên sẽ được nghebản báo cáo của nước chủ nhà về kết quả Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-TháiBình Dương (APEC) vừa diễn ra tại Vladivostok tháng 9 năm ngoái; bàn triển vọnghợp tác kinh tế-thương mại trong khu vực, các dự án phát triển hạ tầng giaothông và đảm bảo an ninh lương thực.
Được thành lập vào tháng 3/1993, APPF là một diễn đàn để các nghị sỹ ở các nướcthành viên thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực hướngtới mục tiêu đảm bảo hòa bình và phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưugiữa các nền văn hóa trong khu vực./.
(TTXVN)