Vinalines chào bán công ty con từng sở hữu ụ nổi 83M đầy tai tiếng

Vinalines sẽ bán đấu giá phần vốn góp hơn 262,5 tỷ đồng, tương đương 88,65% vốn điều lệ thực góp tại Công ty Sửa chữa Tàu biển Vinalines, ngày 24/4, tại HNX.

Nội dung

Vinalines chào bán công ty con từng sở hữu ụ nổi 83M đầy tai tiếng ảnh 1Ụ nổi 83M được neo đậu ở Cảng Gò Dầu từ nhiều năm qua. Ụ nổi 83Mm như một đống sắt nằm trên sông.

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ bán đấu giá phần vốn góp hơn 262,5 tỷ đồng, tương đương 88,65% vốn điều lệ thực góp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sửa chữa Tàu biển Vinalines, ngày 24/4, tại HNX.

Song, giá khởi điểm chào bán 81,78 tỷ đồng theo hình thức đấu giá trọn lô.

Trước đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sửa chữa Tàu biển Vinalines đã “rất nổi tiếng” với vụ việc đầu tư Ụ nổi 83M.

Cụ thể, Ụ nổi 83M là phần vốn Vinalines góp đầu tư vào Công ty thời điểm năm 2008, có tổng nguyên giá tạm tính là hơn 462 tỷ đồng. Nhưng sau một thời gian ngắn hoạt động, Ụ nổi 83M đã sớm bị hỏng hóc nặng nề.

Vì vậy đầu năm 2016, Tổng Công Hàng hải Việt Nam tiến hành đấu thầu bán Ụ nổi 83M và một cá nhân đã thắng thầu với mức giá 38,5 tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty Sửa chữa Tàu biển Vinalines được thành lập năm 2008, đây là sự hợp tác đầu tư giữa Vinalines và Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải (Vimadeco) để xây dựng Nhà máy Sửa chữa Tàu biển phía Nam.

Vốn điều lệ đăng ký của Công ty là 800 tỷ đồng, trong đó Vinalines góp 85% (tương đương 680 tỷ đồng), Vimadeco góp 15% (tương đương 120 tỷ đồng). Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ 88,65% vốn cổ phần của Công ty và ​Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải nắm giữ 11,35% vốn cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Sửa chữa Tàu biển Vinalines là sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải tàu thủy đến 100.000 tấn, lắp đặt máy móc thiết bị chuyên ngành thủy, quản lý và bảo vệ tài sản Ụ nổi 83M…


Kết quả kinh doanh năm 2014 – 2015 và 9 tháng ​của năm 2016
(đơn vị: tỷ đồng)

Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965.Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga ngừng phân cấp, quản lý từ năm 2006.

Năm 2008, khi ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Mai Văn Phúc làm Tổng Giám đốc, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.

Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan đến ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng).
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục