Vụ căn cứ tên lửa của Bình Nhưỡng không cản trở cuộc gặp Mỹ-Triều

Các chuyên gia cho rằng việc phát hiện một căn cứ tên lửa Triều Tiên mà Bình Nhưỡng không công khai trước đó khó có khả năng cản trở cuộc thương lượng đang diễn ra giữa Mỹ và quốc gia này.
Vụ căn cứ tên lửa của Bình Nhưỡng không cản trở cuộc gặp Mỹ-Triều ảnh 1Các hoạt động tháo dỡ tại bãi thử tên lửa Sohae của Triều Tiên. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Theo Sputniknews, các chuyên gia cho rằng việc phát hiện một căn cứ tên lửa Triều Tiên mà Bình Nhưỡng không công khai trước đó khó có khả năng cản trở cuộc thương lượng đang diễn ra giữa Mỹ và quốc gia Đông Bắc Á này về kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Hôm 21/1, các nhà nghiên cứu đến từ Beyond Parallel, một dự án được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington tài trợ, đã công bố một báo cáo nêu cụ thể căn cứ tên lửa đạn đạo bí mật được biết đến với cái tên Căn cứ điều khiển tên lửa Sino-ri ở Triều Tiên, vốn chưa được Bình Nhưỡng công khai bao giờ.

Báo cáo hoài nghi rằng căn cứ này, được cho là một trong 20 căn cứ điều kiển tên lửa bí mất ở quốc gia Đông Bắc Á này, hoạt động như một trụ sở tên lửa chính.

Báo cáo được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Trump hội đàm với phái viên hạt nhân Triều Tiên tuần trước, đồng thời tuyên bố sắp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất chấp thực tế là sự tồn tại của các căn cứ tên lửa không được công bố có khả năng mâu thuẫn với cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn của ông Kim Jong-un đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với ông Trump hồi tháng 6/2018, Tổng thống Mỹ có khả năng không thay đổi quan điểm về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên do báo cáo nêu trên.

Kim Jae-chun, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sogang ở Seoul và cũng là một cố vấn cho Chính phủ Hàn Quốc, nhận định: "Tôi không cho rằng công bố trên sẽ ngăn cản cuộc gặp thượng đỉnh (Mỹ-Triều thứ 2) diễn ra. Đó là do ông Trump rất kiên quyết tổ chức cuộc gặp này." Theo chuyên gia này, báo cáo trên nên được xem là một sự bất ngờ.

[Nhóm cố vấn Mỹ tiết lộ căn cứ tên lửa "chưa công bố" của Triều Tiên]

Hơn nữa, các chuyên gia khác chỉ ra rằng Triều Tiên không bao giờ cam kết rứt khoát ngừng chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa của nước này. Zhao Tong, nhà nghiên cứu trong Chương trình Chính sách Hạt nhân của Carnegie thuộc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa về chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh, phân tích Triều Tiên không bao giờ công khai cam kết ngừng chương trình này.

Trong thông điệp Năm mới 2019, ông Kim Jong-un chỉ nhấn mạnh ông đã cam kết ngừng sản xuất các vũ khí hạt nhân. Vấn đề là liệu các tên lửa có nằm trong danh sách vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng hay không.

Liên quan đến chương trình tên lửa của Triều Tiên, cả hai bên đều chưa bao giờ đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Theo chuyên gia này, việc phát hiện căn cứ tên lửa không được công bố nêu trên có khả năng không tác động nhiều đến các quyết định của chính quyền Tổng thống Trump./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.