Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và áp lực về phía Mỹ

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ. Ngay cả một thỏa thuận giữa đôi bên được dự báo cũng sẽ rất khó khăn.
Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và áp lực về phía Mỹ ảnh 1Không có số liệu cụ thể về kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. (Nguồn: Sky News)

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử các loại vũ khí và tên lửa có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ trong năm ngoái.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí của mình.

Nhưng ngay cả khi Triều Tiên chấp nhận thỏa thuận với Mỹ, đây cũng là tiến trình được dự báo là dài hơi và vô cùng khó khăn.

Theo chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey, Triều Tiên lần đầu tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 2006. Tuy nhiên, không có thông tin chính thức về Triều Tiên đã sản xuất và dự trữ bao nhiêu.

Tình báo Mỹ ước tính Triều Tiên đang có nhiều nhất là 60 đầu đạn, và hiện đang có tốc độ sản xuất thêm 12 đầu đạn mỗi năm.

Mỗi loại đầu đạn có một phạm vi gây thiệt hại khác nhau phụ thuộc vào thời gian sản xuất. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng những đầu đạn mà Triều Tiên sở hữu ngày càng có khối phượng lớn và tinh vi hơn.

Vụ thử vào tháng 9/2017 được cho là đặc biệt đáng quan ngại, bởi phía Triều Tiên tuyên bố đây là bom nhiệt hạch có thể gắn tên lửa đạn đạo, có sức công phá rất lớn.

Cũng theo các chuyên gia, Triều Tiên đang sở hữu hàng trăm chiếc tên lửa có thể phóng đi, đo đó rất khó để phát hiện. Những tên lửa này hoàn toàn có thể chạm đến vùng lãnh thổ của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những loại tên lửa đời mới của Triều Tiên có tầm bắn có thể với đến lãnh thổ của Mỹ. Điều này đã đặt Mỹ và các đồng minh vào thế nguy hiểm, tiến tới các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất buộc Triều Tiên phải ngồi vào bàn đàm phán.

[Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu họp thượng đỉnh]

Ông Lewis cho rằng công cuộc phá bỏ chương trình vũ khí sẽ diễn ra nhanh hơn nếu Triều Tiên sẵn sàng hợp tác. Nhưng xét cho cùng, quá trình này sẽ dài nhiều năm và đi kèm với đó là vô vàn bất trắc về an ninh, khoa học và ngoại giao.

Phía Mỹ gần như chắc chắn sẽ yêu cầu quyền được tiếp cận các cơ sở sản xuất của Triều Tiên nhằm theo dõi quá trình giải giáp vũ khí.

Ông Donald Trump có thể là Tổng thống Mỹ đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên, tuy nhiên ông không phải người đầu tiên tìm cách ngăn chặn tiềm năng hạt nhân của quốc gia này.

Nhiều nỗ lực trong quá khứ đều dẫn đến thất bại, do đó các nhà phân tích không thực sự đặt nhiều kỳ vọng vào một thỏa thuận đôi bên.

Triều Tiên rất có thể sử dụng “chiến lược" cũ, đó là bày tỏ thiện chí sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí, nhưng không phải ngay trong ngày hôm nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hẳn đã biết rõ những điều này, do đó trước thềm cuộc gặp ông từng tuyên bố rằng: “Bây giờ hoặc không bao giờ!”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.