Wikipedia dùng Google Translate để dịch bài ra nhiều ngôn ngữ hơn

Để thực hiện mục tiêu của Wikipedia là làm cho mọi người tiếp cận được kiến ​​thức về thế giới, Wikimedia Foundation thông báo rằng họ hợp tác với Google để tận dụng các kỹ năng dịch của AI.
Ảnh minh họa. (Nguồn: MobileSyrup)

Mục tiêu của Wikipedia là làm cho mọi người trên hành tinh có thể tiếp cận được kiến thức về thế giới, và để thực hiện mục tiêu này, Wikimedia Foundation (điều hành Wikipedia) thông báo rằng họ hợp tác với Google để tận dụng các kỹ năng dịch thuật trí tuệ nhân tạo (AI).

Google Translate sẽ tích hợp vào công cụ dịch thuật nội bộ miễn phí của Wikipedia, được thêm vào như một tùy chọn cùng với công cụ dịch mã nguồn mở Apertium - sử dụng để dịch khoảng 400.000 bài viết Wikipedia cho đến nay.

Trong cả hai công cụ dịch, phần mềm thực hiện bước đầu tiên trong việc dịch một bài viết trước khi một biên tập viên bước vào để sửa chữa bất kỳ sai lầm dịch thuật nào.

Việc bổ sung sức mạnh AI của Google cho dịch thuật bài viết khiến Wikipedia có thể xử lý thêm nhiều hơn 15 ngôn ngữ so với Apertium đang thực hiện.

Những ngôn ngữ phụ này bao gồm Zulu, Hausa, Kurdish (Kurmanji) và Yoruba. Đây có thể không phải là ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên trường thế giới, nhưng rõ ràng, điều đó không hề làm giảm tầm quan trọng của chúng đối với những người đang sử dụng chúng. Ví dụ, Zulu được nói bởi khoảng 12 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 1.000 bài viết Wikipedia có sẵn bằng ngôn ngữ này.

Trong mục Câu hỏi thường gặp, Wikimedia Foundation đã trả lời những lo lắng mà một số biên tập viên có thể có về mối quan hệ đối tác, lưu ý rằng không có dữ liệu cá nhân nào được chia sẻ với Google, nội dung được dịch sẽ vẫn có sẵn miễn phí theo giấy phép commons sáng tạo (như tất cả các bài viết trên Wikipedia) và sẽ không có thương hiệu Google được thêm vào trang web.

Thỏa thuận chỉ có một năm và sau đó sẽ được đánh giá lại và Wikimedia Foundation có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.

Điều quan trọng, tất cả các bản dịch được tạo theo cách này sẽ được cung cấp miễn phí cho công chúng. Điều đó có nghĩa là chúng có thể được sử dụng để cải thiện các công cụ dịch thuật khác, bao gồm cả phần mềm nguồn mở như Apertium./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục