Bạn thích chiếc điện thoại thông minh của bạn. Nó giúp bạn có được sự kết nối liên tục từ điểm A đến điểm B, nó giữ email của bạn dễ dàng truy cập, và giúp bạn giữ kết nối với bạn bè gần xa. Không có điều gì để bạn nói chiếc điện thoại có thể gây hại?
Nếu bạn nghĩ như vậy thì đó là suy nghĩ sai lầm.
Nghiện điện thoại thông minh hiện là một mối quan tâm thậm chí là một chứng bệnh thực sự, đặc biệt là khi con người trở nên ngày càng phụ thuộc vào thiết bị tiện ích này để tiến hành các hoạt động hàng ngày.
Nếu bạn lo sợ bạn trở thành một con nghiện điện thoại thông minh, 10 dấu hiệu sau đây có thể giúp thức tỉnh bạn tránh khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh:
1. Bạn nhắn tin cho ai đó đang ở căn phòng cùng bạn.
2. Điện thoại của bạn theo bạn đi khắp mọi nơi - ngay cả phòng tắm.
3. Bạn không thể đọc thuộc lòng ra bất kỳ số điện thoại người thân.
4. Bạn ngủ với điện thoại của bạn.
5. Bạn không biết làm cách nào để tắt điện thoại của bạn.
6. Lòng tự trọng của bạn gắn liền với số thông báo bạn nhận được trên điện thoại.
7. Bạn xem quá lâu ứng dụng Photos (hình ảnh) trên điện thoại của bạn.
8. Bạn hoảng sợ nếu điện thoại của bạn ở ngoài tầm nhìn.
9. Bạn thà muộn còn hơn là đi ra ngoài mà không cần đến điện thoại.
10. Bạn không thể ngừng nhìn vào màn hình điện thoại, thậm chí ngay cả khi tivi đang chiếu một bộ phim hoặc chương trình truyền hình yêu thích.
Vậy những dấu hiệu trên có thực sự đúng?
Có thể với những người dùng điện thoại thông minh, một số những dấu hiệu trên có vẻ phóng đại hoặc thậm chí ngớ ngẩn, nhưng chúng thực sự chỉ ra các mức độ phụ thuộc của người dùng với điện thoại thông minh.
Làm thế nào để chống lại cơn nghiện điện thoại thông minh?
Dưới đây là bốn cách đơn giản để hạn chế sử dụng điện thoại thông minh của bạn:
1. Thiết lập giới hạn sử dụng
Bạn hãy bắt đầu việc "cai nghiện" của mình bằng cách thiết lập một kế hoạch giúp bạn quản lý việc sử dụng điện thoại. Ví dụ, bạn có thể chờ đợi một giờ sau khi thức dậy trước khi đụng chạm đến điện thoại của bạn, hoặc tắt điện thoại trong bữa tối hoặc khi xem chương trình truyền hình yêu thích. Lúc đầu là một giờ rồi sau đó tăng dần lên.
2. Hãy để các thông báo trôi đi
Hãy tập làm quen để mọi thứ thông báo trôi đi thay vì phản ứng một cách tức thời với mỗi cuộc gọi, tin nhắn hoặc email. Hãy thử để cho một cuộc gọi được chuyển đến hộp thư thoại hoặc để lại một tin nhắn chưa đọc cho đến khi bạn có thể quay lại gọi điện cho đối tác. Cố gắng tăng dần số lần bạn đợi gọi hay nhắn tin, gửi thư trả lời. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giảm lo âu và tăng cường sự tập trung, năng suất.
3. Điều chỉnh cảm xúc của bạn
Hãy chú ý cách bạn cảm thấy khi với tới điện thoại của bạn. Bạn đang buồn chán, lo lắng, căng thẳng hoặc đơn độc? Và bạn tìm tới điện thoại như là một cách giải tỏa cảm xúc. Hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của mình và tìm một cách khác để giải tỏa thay vì chiếc điện thoại.
4. Tìm một cách giải tỏa cảm xúc thay thế
Điện thoại thông minh đã trở thành một cách giải tỏa cảm xúc số một. Nhưng giờ hãy cố gắng chia tay nó và tìm một cách khác để mang tới sự thoải mái trong những tình huống mà bạn có xu hướng dựa nhiều vào điện thoại. Nếu bạn đi đến chiếc điện thoại khi bạn cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng, hãy thực hành một số kỹ thuật chánh niệm - tức nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh - chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh trong cơ thể của mình với thế giới xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và kết nối với môi trường xung quanh, thay vì sử dụng các tiện ích để ngắt kết nối và chạy thoát.
Bạn đã sẵn sàng cho một quá trình cai nghiện thiết bị kỹ thuật số hoàn toàn hoặc chỉ đơn giản là muốn nới lỏng thời gian nắm giữ điện thoại thông minh của bạn hay chưa? Hãy tĩnh tâm suy nghĩ và quyết định "cai nghiện" để có một tinh thần khỏe mạnh mỗi ngày./.