11 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lần thứ 3 trong năm

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định điều chỉnh nới "room" tín dụng cho các ngân hàng từ 3-6%, riêng TPBank là ngân hàng được điều chỉnh mạnh nhất, từ 17,4% lên tới 23,4%.
11 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lần thứ 3 trong năm ảnh 1Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo triển vọng ngành năm 2021, trong đó đề cập đến 11 ngân hàng được nới "room" tín dụng lần thứ 3.

Theo nhận định của BSC, việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng "sống chung cùng COVID-19" sẽ giúp phục hồi nhu cầu tín dụng trong quý 4. Dù tốc độ phục hồi còn chậm, song dự báo tín dụng toàn ngành năm nay có thể đạt 13%.

Cơ sở để BSC đưa ra nhận định này là do Ngân hàng Nhà nước vừa nới "room" tín dụng cho 11 ngân hàng. Cụ thể, 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong-TPBank (được nới từ 17,4% lên 23,4%), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (từ 17,1% lên 22,1%), Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải-MSB (từ 16% lên 22%) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội-MB (từ 15% lên 21%).

[Ngân hàng "bơm" vốn rẻ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh]

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) cũng được tăng lên 15%.

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được nới room tín dụng mạnh nhất từ 12,5% lên 15%. Trong khi đó, hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được nới ít nhất, lần lượt lên mức 12% và 12,5%.

Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên thêm 13,8%.

Theo đánh giá của BSC, điều này giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều tổ chức tín dụng đã chạm "trần tín dụng" từ đầu năm đến nay.

BSC cho rằng dịch bệnh lần 4 với quy mô rộng sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng cho nửa sau năm 2021 và việc mở cửa trở lại giúp dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 13% là có thể đạt được.

Trong năm 2022, BSC dự báo nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao khoảng 13% nhờ đà phục hồi của nền kinh tế sau dịch bệnh, cùng với gói hỗ trợ có thể lên đến 800.000 tỷ đồng trong 2-3 năm tới sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh./.

11 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lần thứ 3 trong năm ảnh 2Room tín dụng được cấp cho cả năm của từng ngân hàng.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc thông báo giảm lãi suất cho vay cơ bản

Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm đã được giảm 0,25 điểm phần trăm, từ 3,35% xuống 3,10%, trong khi lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm cũng được giảm mức tương tự từ 3,85% xuống 3,6%.