Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng

3 nước Bắc Âu cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng

Ba nhà lãnh đạo Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy đã thảo luận về những thách thức an ninh chung và hợp tác về các vấn đề chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng.
3 nước Bắc Âu cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng ảnh 1Các nhà lãnh đạo tại cuộc gặp.(Nguồn: Xinhua)

Ngày 22/2, các nhà lãnh đạo Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức an ninh chung.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cùng ngày đã gặp nhau tại thành phố Harpsund, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển khoảng 120 km về phía Tây Nam.

Harpsund là nơi nghỉ dưỡng của Thủ tướng Thụy Điển. Tại đây, cả ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về những thách thức an ninh chung và hợp tác về các vấn đề chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng.

[Đức thúc đẩy hợp tác với các nước Bắc Âu trong lĩnh vực năng lượng]

Tuyên bố của chính phủ Thụy Điển đánh giá tình hình an ninh đã xấu đi do cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tuyên bố có đoạn: “Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển, cùng với các nước láng giềng Bắc Âu khác của chúng tôi, có trách nhiệm chung trong tiến trình đối phó với những thách thức an ninh trong khu vực, bao gồm cả các khu vực phía Bắc của chúng tôi… Chúng tôi đang phối hợp một cách chặt chẽ hơn để tăng cường an ninh.”

Tuyên bố lưu ý Stockholm, Helsinki và Oslo sẽ tiếp tục đi sâu hợp tác triển khai các cuộc tập trận quy mô lớn trong những năm tới.

Hợp tác quốc phòng 3 bên được phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng Bắc Âu và những đối tác thân thiết, trong đó có Mỹ và Anh.

Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi tháng 5/2022, qua đó từ bỏ quan điểm trung lập trong nhiều thập niên.

Theo quy định, việc kết nạp một thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả thành viên NATO. Cho đến nay, 28 trong số 30 quốc gia đã phê chuẩn, chỉ còn lại Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.